Bài Cuối: Sớm xây dựng Luật sửa đổi để gỡ bất cập

Chia sẻ

Bên cạnh những mặt tích cực, trong quá trình triển khai Luật Thủ đô đã bộc lộ một số vướng mắc cần tháo gỡ. Vừa qua, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan của thành phố khẩn trương chuẩn bị hồ sơ và đề nghị xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) để ngay sau khi Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo về kết quả thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW.

Những hiệu quả từ thực thi Luật Thủ đô

Đại diện lãnh đạo UBND quận Hà Đông cho biết, sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành, quận đã tổ chức tốt việc tuyên truyền phổ biến Luật và các văn bản liên quan; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện. HĐND quận đã ban hành 3 Nghị quyết để triển khai nội dung về thi hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá Luật Thủ đô. UBND quận ban hành 12 văn bản góp ý kiến các dự thảo về quản lý quy hoạch - kiến trúc thành phố, đóng góp ý kiến các đồ án quy hoạch phân khu đô thị cụ thể hoá quy hoạch chung Thủ đô.

Còn tại quận Tây Hồ, trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong xây dựng, quản lý, phát triển quận. Nổi bật là công tác chỉ đạo, phê duyệt các dự án tu bổ, tôn tạo, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử, thực hiện quản lý 61 di tích được xếp hạng. Việc xây dựng nếp sống “Văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, “Phường văn hóa”… được triển khai tích cực; hằng năm có 94% tổ dân phố đạt danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa - sức khỏe”, 87% hộ gia đình đạt “Gia đình văn hóa - sức khỏe”.

Ông Mai Trọng Thái - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, Luật Thủ đô đã tạo sự chuyển biến tích cực trên lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, theo quy định tại Điều 14 Luật Thủ đô, từ 2015 đến nay, Sở Tài nguyên Môi trường và các cơ quan quản lý Nhà nước, Công an TP đã tiến hành thanh tra, kiểm tra khoảng hơn 11.000 cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về môi trường đối với hơn 4.000 cơ sở với tổng mức xử lý trên 65 tỷ đồng, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.

Còn Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến khẳng định: “Từ khi Luật Thủ đô có hiệu lực và được quán triệt đến các cấp học trong ngành đã có những tác động tích cực đến nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Những quy định đặc thù để giáo dục đào tạo phát triển bền vững, những chính sách phát triển GD&ĐT để con em nhân dân Thủ đô được học ở trường chất lượng cao ngang tầm khu vực, ngay giữa Thủ đô là một mục tiêu rất có ý nghĩa. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đã có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất đã được tăng cường; một số trường học ngang tầm khu vực; trang thiết bị dạy và học ngày càng hiện đại hơn. Chất lượng giáo dục ở những trường chất lượng cao đang có sự giám sát của toàn xã hội. Đây là một hướng đi đúng trong thời kỳ hội nhập và phát triển".

Hội nghị lấy ý kiến của các đồng chí Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô 	Ảnh: Viết ThànhHội nghị lấy ý kiến của các đồng chí Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô  Ảnh: Viết Thành

Cơ chế, chính sách mới phải ưu việt, vượt trội để tháo gỡ khó khăn, bất cập

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long: Mặc dù đạt được nhiều kết quả nhưng sau thời gian thi hành vẫn còn tồn tại, hạn chế trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể là trong thực hiện quy hoạch và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị; phát triển giáo dục; phát triển khoa học - công nghệ; quản lý bảo vệ môi trường đất đai... Báo cáo cho thấy theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, khu vực nội đô lịch sử được xác định là hạn chế phát triển nhà ở, công trình cao tầng, giảm mật độ xây dựng và mật độ cư trú. Ở đô thị vệ tinh và các khu đô thị mới phải được xây dựng nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia, đáp ứng cho nhiều đối tượng sử dụng để giảm tải cho trung tâm.

Tuy nhiên, thời gian qua, ở những khu vực này, nhiều dự án chung cư cao tầng vẫn tiếp tục được xây dựng, tạo thêm áp lực gia tăng dân số, quá tải hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong nội thành; công tác di dời và quản lý quỹ đất sau di dời đối với một số cơ quan, tổ chức chưa thực hiện nghiêm theo quyết định của Thủ tướng. Tiến độ di dời rất chậm, quỹ đất sau di dời chưa được bàn giao lại cho thành phố để ưu tiên xây dựng, phát triển công trình công cộng.

Theo lãnh đạo Sở Tư pháp Hà Nội, thực tế hiện nay, nhiều văn bản là căn cứ pháp lý ban hành Luật Thủ đô như Hiến pháp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Chính quyền địa phương, Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công và các văn bản quy định chi tiết đã sửa đổi, bổ sung, thay thế nên việc thực hiện một số quy định của Luật Thủ đô bị hạn chế bởi các quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Hệ thống quy tắc ứng xử của Thủ đô Hà Nội ngày càng lan toả trong đời sống xã hội từ khi Luật Thủ đô được thực hiện	Ảnh: Nguyễn QuangHệ thống quy tắc ứng xử của Thủ đô Hà Nội ngày càng lan toả trong đời sống xã hội từ khi Luật Thủ đô được thực hiện  Ảnh: Nguyễn Quang

Để khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại, Ban Cán sự đảng UBND thành phố đã kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô. Trong đó, thành phố Hà Nội kiến nghị Trung ương xem xét chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những quy định để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành Luật Thủ đô, qua đó giúp Hà Nội phát triển tương xứng với vai trò, vị thế và những tiềm năng, thế mạnh vốn có của Thủ đô.

Thành phố đề xuất Quốc hội quan tâm sớm xem xét quyết định hỗ trợ về ngân sách trung ương để đẩy nhanh tiến độ triển khai những dự án, công trình quan trọng do thành phố quản lý; thông qua đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) và đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong những năm tới.

Thành phố cũng đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện nghiêm việc lập, phê duyệt quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia liên quan trực tiếp đến Thủ đô, sớm ban hành các quy định, quy hoạch liên quan đến việc tổ chức thi hành Luật Thủ đô; phối hợp chặt chẽ với Hà Nội trong việc đẩy nhanh tiến độ trình, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố thuộc thẩm quyền của trung ương, đẩy nhanh tiến độ bố trí vốn triển khai những công trình, dự án quan trọng do vốn trung ương hỗ trợ hoặc vốn 100% của Trung ương…

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, trong sửa đổi Luật Thủ đô có 16 chính sách rất quan trọng, để thực hiện tốt thì vai trò bộ máy chính quyền Thủ đô, cơ chế quản lý cán bộ công chức ở Thủ đô cần có những đổi mới nhưng vẫn bám sát chủ trương của Đảng.

Thành phố khi đề xuất sửa Luật Thủ đô lần này cần cân nhắc không nên đi sau các luật chuyên ngành khác mà nên đi tiên phong theo đúng chủ trương của Đảng, vừa phù hợp thực tiễn phát triển hiện nay vừa phù hợp xu hướng cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, đổi mới chế độ công vụ công chức, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chính quyền điện tử và chuyển đổi sang chính quyền số…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết, việc nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, trong đó tập trung vào 4 vấn đề chính sách lớn.

Cụ thể: (1) Đổi mới tổ chức bộ máy các cấp chính quyền thành phố theo hướng tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với vị trí, vai trò đặc biệt của Thủ đô; (2) Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; (3) Nâng cao tính chủ động, ổn định, tăng nguồn thu của ngân sách, thu hút nguồn lực của xã hội phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển Thủ đô; (4) Tăng cường phân quyền, phân cấp trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự để nâng cao tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố Hà Nội.

 HÀ LINH

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.