Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức

P.V
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bộ Nội vụ đã hướng dẫn chi tiết cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 1 ngày 17-1-2025 hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tại Thông tư này, Bộ Nội vụ đã hướng dẫn cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã.

Theo đó, cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Đồng thời được hưởng 3 khoản trợ cấp như sau:

Thứ nhất, trợ cấp thôi việc

Đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức - ảnh 1

Thứ hai, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; Trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc.

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức - ảnh 2

Cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với viên chức và người lao động

Viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Đồng thời, được hưởng 3 chính sách quy định tại Nghị định số 178 năm 2024 như sau:

Thứ nhất, trợ cấp thôi việc:

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức - ảnh 3

Thứ hai, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức - ảnh 4

Cũng theo Thông tư số 01, viên chức và người lao động thôi việc còn được được hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư số 28 ngày 31-7-2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

(PNTĐ) - Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số và hiện đại hóa toàn diện, việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp không chỉ là yêu cầu khách quan của thực tiễn, mà còn là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị Nhà nước.