Cần bổ sung biện pháp bảo vệ trẻ em tại cộng đồng

Hồng Nhung
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều vụ bạo lực, xâm hại, bắt cóc trẻ em đã xảy ra, là hồi chuông cảnh báo các gia đình trong việc bảo vệ trẻ tại cộng đồng, khi tiếp xúc với người lạ.

Cần bổ sung biện pháp bảo vệ trẻ em tại cộng đồng - ảnh 1
Đối tượng Nguyễn Trường Giang, 25 tuổi, trú tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam   Ảnh: CA cung cấp

Cơ quan công an đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thị Tuyến, sinh năm 1989, trú tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội về tội “Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi”. Theo đó, khoảng 20h ngày 19/8, Tuyến giả danh bác sỹ để bắt cóc trẻ sơ sinh trong phòng chăm sóc sau sinh. Tại đây, khi thấy con của chị N.T.H, sinh năm 1983, trú tại xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ nên đã bắt cóc cháu bé. May mắn, hành vi của Tuyến đã bị các bác sỹ kịp thời phát hiện, bắt giữ. Trước đó, khoảng 15h20 ngày 13/8/2022, vì bực mình khi cháu N.H.Đ, 3 tuổi sang chơi và hỏi quá nhiều tại quán trà sữa của mình, đối tượng Nguyễn Trường Giang, 25 tuổi, trú tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã lấy chày đập vào đầu, dùng dây dù siết cổ, dùng tay đập đầu cháu Đ xuống nền nhà làm cháu bé bất tỉnh. Nghĩ cháu bé đã tử vong nên Giang đặt cháu Đ vào thùng carton rồi cho vào tủ đông của quán, sau đó bỏ trốn. Đến gần 18h cùng ngày, gia đình cháu Đ tìm kiếm và phát hiện cháu bé đang ở tủ đông nên đã đưa đi bệnh viện cấp cứu. May mắn, đến nay, sức khỏe cháu Đ đã ổn định… 

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, hành vi của đối tượng Nguyễn Thị Tuyến là rất nghiêm trọng, vi phạm các điều pháp luật nghiêm cấm, xâm phạm đến quyền nhân thân, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của trẻ em, ngoài ra xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em. Hành vi của đối tượng đã cấu thành “Tội mua bán người dưới 16 tuổi” quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với mức hình phạt cao nhất là tù Chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 

Luật sư Hùng khuyến cáo, từ vụ việc trên, việc quản lý trong bệnh viện, công tác quản lý nhân sự trong bệnh viện cần được kiểm soát chặt chẽ hơn, ngăn chặn các đối tượng xấu lọt vào bệnh viện.  

Bên cạnh đó, để bảo vệ trẻ, các cơ quan chức năng cần có cơ chế và công cụ giám sát để bảo vệ trẻ ngay chính trong cộng đồng, cần xây dựng đội ngũ công tác xã hội cơ sở chuyên về lĩnh vực bảo vệ trẻ em để có thể giám sát, tiếp cận, bảo vệ trẻ khi phát hiện có dấu hiệu bị bạo hành, xâm hại hoặc nghi bắt cóc. 

Trước những vụ bạo lực trẻ em xảy ra với tần suất ngày càng nhiều, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã gửi công điện đến các địa phương yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Trong đó, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em như: Tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ trẻ em theo ba cấp độ. Các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em cần được giải quyết kịp thời; xử lý nghiêm cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em…

Còn PGS.TS Trần Thành Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng khuyên cha mẹ phải có quy định và dạy cho trẻ thói quen xin phép cha mẹ trước khi đi bất cứ đâu. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn con những nơi nào an toàn để chơi, một số nguyên tắc ứng xử ở nơi công cộng. Cha mẹ cũng cần dạy trẻ tin vào bản năng của mình, giải thích rằng nếu không cảm thấy thoải mái hãy tránh càng xa càng tốt và chạy về với các thành viên gia đình. Bên cạnh đó, cha mẹ cần dạy con kỹ năng nhận diện tình huống nguy hiểm, biết cách ứng xử phù hợp với các tình huống gặp người lạ thì cha mẹ mới để cho con cái tự do khám phá môi trường xung quanh mà không có sự quan sát trực tiếp…

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

(PNTĐ) - Việc tổ chức Phiên GDVL nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, là một trong số những giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường lao động Thành phố; hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động về thông tin thị trường lao động, tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn quận và khu vực lân cận.
Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

(PNTĐ) - Tây Hồ - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa còn tự hào với những đóng góp thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa của lớp lớp người cao tuổi. Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ đã và đang khẳng định vai trò là tổ chức xã hội uy tín, nơi các bậc cao niên tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, Thủ đô.
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.