Cấp bách xây dựng khung pháp lý quản lý tiền ảo

Chia sẻ

PNTĐ-Trước những hệ lụy to lớn trong giao dịch tiền ảo, việc quản lý chặt hoạt động đầu tư, kinh doanh tiền ảo đang trở thành yêu cầu bức thiết.

Khoảng 32.000 người đã “đổ” một khoản tiền rất lớn: 15.000 tỉ đồng (tương đương với tổng số vốn điều lệ của 5 ngân hàng gộp lại) vào dự án tiền ảo iFan của công ty Modern Tech nhằm kiếm lợi nhuận lớn nhưng, tất cả đang có nguy cơ mất trắng tài sản, tiền bạc. 
 
Vụ việc là minh chứng cho thấy rủi ro lớn của hoạt động đầu tư vào tiền ảo – loại tiền chưa được pháp luật Việt Nam công nhận. Tuy nhiên, bất chấp những hậu quả nặng nề, đã và đang có nhiều cá nhân, tổ chức đầu cơ hoặc miệt mài “đào” tiền ảo hàng ngày khiến cho tiền ảo không chỉ gia tăng mạnh mà còn biến tướng sang nhiều hình thức khác như đa cấp, lừa đảo...
 
Theo LS Trương Thanh Đức – Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty luật Basico, tiền ảo không dựa vào giao dịch hoạt động nào mà hoàn toàn do những người quan tâm xác định giá trị với nhau nên giá cả khôn lường, có thể lên rất cao mà có thể xuống rất thấp, sẽ thay đổi bất cứ lúc nào, được mất cũng không ai khẳng định, khi xảy ra điều gì pháp luật cũng không có ai bảo vệ. Trước những hệ lụy to lớn này, việc quản lý chặt hoạt động đầu tư, kinh doanh tiền ảo đang trở thành yêu cầu bức thiết. Thực tế, nhiều nước trên thế giới đã và đang thắt chặt quản lý tiền ảo bằng quy định pháp luật chặt chẽ.
 
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm, chừng nào hàng loạt câu hỏi liên quan đến việc đầu tư, kinh doanh, quản lý tiền ảo… vẫn còn bỏ ngỏ thì chừng đó, tiền ảo vẫn là mảnh đất màu mỡ để rủi ro len lỏi khắp ngõ ngách trong cuộc sống và “hút hồn” người chơi bằng những lợi nhuận hấp dẫn nhưng đầy rủi ro. Thậm chí, không loại trừ nguy cơ một số đối tượng xấu lợi dụng, sử dụng các loại tiền ảo là công cụ để thực hiện việc rửa tiền, chuyển tài sản ra nước ngoài nhanh chóng, bất hợp pháp. 
 
Còn tại Hà Nội, UBND TP vừa ban hành công văn yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới tiền ảo để phát hiện, ngăn chặn và báo cáo UBND TP, các bộ, ngành liên quan xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động tiền ảo, đặc biệt là hoạt động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản. Sở Thông tin Truyền thông được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội thông tin, tuyên truyền để cảnh báo, nâng cao nhận thức của người dân về những rủi ro, hệ lụy liên quan đến việc mua bán, giao dịch, đầu tư và kinh doanh tiền ảo.
 
Nguyễn Hương

Tin cùng chuyên mục

Đảng bộ phường Cửa Nam, TP Hà Nội: Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ mở rộng phường lần thứ 2

Đảng bộ phường Cửa Nam, TP Hà Nội: Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ mở rộng phường lần thứ 2

(PNTĐ) -Chiều 9/7, phường Cửa Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ mở rộng phường lần thứ 2 nhằm đóng góp  ý kiến vào các nội dung dự thảo (lần 1) Báo cáo Chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ phường Cửa Nam khóa I, nhiệm kỳ 2025-2030 trình Ban Chấp hành Đảng bộ phường.
Hà Nội: Triệt phá đường dây giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi quy mô lớn

Hà Nội: Triệt phá đường dây giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi quy mô lớn

(PNTĐ) - Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây chuyên mua bán, giết mổ và tiêu thụ thịt lợn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi (ASF) tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố. Các đối tượng đã thu gom lợn bệnh, tổ chức giết mổ không phép và tuồn ra thị trường, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.