Cơ quan nhà nước có lỗi, sao dân phải chịu?

TRẦN CÔNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thời gian qua, tôi phải giải quyết một số thủ tục giấy tờ liên quan đến các cơ quan Nhà nước. Trong đó, một số trường hợp, do cơ quan Nhà nước làm sai quy định nhưng cuối cùng, tôi lại trở thành người có lỗi và phải chấp nhận đi “sửa sai” cho cơ quan Nhà nước.

Chia sẻ câu chuyện này, tôi mong đóng góp ý kiến mang tính xây dựng để các cơ quan Nhà nước nghiên cứu giải pháp phục vụ nhân dân tốt hơn.

Chuyện thứ nhất: Vừa qua, trong đợt dịch Covid-19 thứ 4 ở Hà Nội, tôi cũng bị mắc Covid-19 và theo quy định phải cách ly y tế tại nhà. Sau khi âm tính trở lại, tôi được hướng dẫn đến Trung tâm y tế của phường mình ở để lấy Giấy Chứng nhận nghỉ việc để hưởng bảo hiểm xã hội. Tôi đã xin nghỉ nửa buổi làm việc để đi lấy Giấy Chứng nhận gửi cho cơ quan để làm thủ tục gửi lên Bảo hiểm xã hội Thành phố.

Tuy nhiên, khoảng mấy tuần sau, thì cơ quan lại trả cho tôi tờ Giấy Chứng nhận nghỉ việc vì… Giấy không được Bảo hiểm xã hội Thành phố chấp thuận. Lý do là trên giấy đóng dấu khắc chữ ký khắc của đồng chí Trạm trưởng y tế phường, không đúng với quy định theo TT 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017.

Thế là, một lần nữa, tôi lại phải xin nghỉ ½ ngày việc để đến Trung tâm Y tế phường xin lại Giấy chứng nhận có chữ ký “tươi” của đồng chí Trưởng Trung tâm Y tế rồi nộp lại cho cơ quan. Trong chuyện này, tôi thấy lỗi là do các cơ quan Nhà nước chưa thực hiện thống nhất quy định dẫn tới người dân ở giữa phải đi lại nhiều lần. Về lý, khi lỗi không thuộc về người dân, thì các cơ quan Nhà nước sẽ phải tự liên thông để điều chỉnh thủ tục giấy tờ theo đúng quy định cho người dân. 

Cơ quan nhà nước có lỗi, sao dân phải chịu? - ảnh 1
Tờ Giấy Chứng nhận nghỉ việc đóng bằng dấu khắc

Chuyện thứ hai: Mẹ tôi khi đổi thẻ bảo hiểm y tế, ở mục “đăng ký khám chữa bệnh”, thẻ bảo hiểm của mẹ tôi bị ghi sai nơi đăng ký khám từ bệnh viện Hữu nghị sang bệnh viện E. Vì thế, mẹ tôi mang thẻ bảo hiểm y tế đến phòng Y tế của quận để chỉnh sửa thì nhân viên hướng dẫn là mẹ tôi phải mang các giấy tờ liên quan đến để chứng minh mình đủ điều kiện được đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện Hữu nghị. Nếu đúng thì sẽ được chỉnh sửa lại thông tin trên thẻ. 

Việc thẻ bảo hiểm y tế của mẹ tôi bị ghi sai thông tin cũng là lỗi của cơ quan Nhà nước. Đây cũng phải là lần đầu mẹ tôi được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Vì vậy, hồ sơ của mẹ tôi đều phải được lưu tại hệ thống của cơ quan Nhà nước.

Vậy tại sao, cơ quan Nhà nước không tự xác minh mà lại yêu cầu người dân phải tự làm thủ tục để chứng minh là mình “bị làm sai?”.

Không lẽ, dù không gây lỗi nhưng người dân sẽ luôn phải chịu trách nhiệm sửa sai?

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.