Cử tri đề nghị Thành phố xây dựng thêm nhà máy xử lý rác thải

Chia sẻ

Trong thời gian qua, một số cử tri đề nghị Thành phố có giải pháp công nghệ thay thế hoạt động của các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Nam Sơn (Sóc Sơn) và Xuân Sơn (Sơn Tây) vì việc thực hiện phương pháp chôn lấp như hiện nay sẽ không phù hợp với tình hình thực tế. Đề nghị xây dựng thêm nhà máy xử lý rác thải.

Hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố được xử lý theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh tại 02 khu xử lý tập trung Nam Sơn, huyện Sóc Sơn và Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì; chỉ một số ít (khoảng 10%) được xử lý theo phương pháp đốt không tận thu năng lượng.

Với khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 6500 tấn/ngày, tỷ lệ xử lý chôn lấp hợp vệ sinh cao (trên 90%) phát sinh nhiều yếu tố bất lợi: Tiêu tốn diện tích đất, dẫn đến khó khăn công tác GPMB khi xây dựng các ô chôn lấp mới và di dời người dân trong vùng ảnh hưởng; Thời gian vận hành các ô chôn lấp ngắn, phải hoàn trả đóng bãi và theo dõi các tiêu chí môi trường trong thời gian dài; Khó khăn trong quản lý xử lý về: mùi, nước rỉ rác, các chi phí hỗ trợ ảnh hưởng môi trường cho người dân; Không đạt được mục tiêu biến rác thải thành tài nguyên do chưa tái chế, tận dụng được năng lượng từ rác.

Những năm qua, Thành ủy, UBND Thành phố đã định hướng, chỉ đạo sử dụng công nghệ xử lý tiên tiến có thu hồi năng lượng, phát điện để xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Những định hướng trên hướng tới việc đầu tư hiệu quả, ngoài lợi ích môi trường còn đạt các nguồn lợi về kinh tế để hấp dẫn, thu hút các Nhà đầu tư. UBND Thành phố đã ban hành các tiêu chí cụ thể, rõ ràng để lựa chọn các nhà đầu tư như đảm bảo: năng lực về tài chính và kinh nghiệm xử lý rác thải, có công nghệ xử lý hiện đại, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, phù hợp với tính chất rác thải ở Hà Nội; sử dụng ít diện tích đất; hiệu suất đốt rác và công suất phát điện cao.

Cần thêm nhà máy xử lý rác thải.Cần thêm nhà máy xử lý rác thải. (Ảnh: Minh họa)

Đến nay, Thành phố đã lựa chọn được một số nhà đầu tư có năng lực để đầu tư xây dựng các Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ hiện đại tận thu năng lượng để phát điện (đốt rác phát điện), đang được triển khai trên địa bàn Thành phố như: (1) Tại Khu LH XLCT Nam Sơn: Dự án xây dựng Nhà máy điện rác công suất 4.000 tấn/ng.đ theo công nghệ đốt - phát điện của Bỉ, khí thải đạt tiêu chuẩn EU2000 đầu tư xây dựng tại Khu LH XLCT Nam Sơn, huyện Sóc Sơn. Hiện đang xây dựng nhà máy, cam kết hoàn thành và vận hành vào tháng 12/2020. (2) Tại Khu XLCTR Xuân Sơn: Dự án Nhà máy xử lý rác thải Sơn Tây tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây công suất 1.500 tấn/ngày; cải tạo nâng cấp, thay thế công nghệ cũ bởi công nghệ đốt phát điện hiện đại; tiến độ xây dựng nhà máy 16 tháng. Dự án đã được UBND Thành phố cấp Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 2485/QĐ-UBND ngày 16/6/2020, trao tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2020. Dự án xử lý rác thải thu hồi điện Xuân Sơn công nghệ Nhật Bản, công suất 1.000 tấn/ngày. Dự án khí hóa rác thải sinh hoạt thành điện năng, công suất 500 tấn/ngày. (3) Các dự án khác: Tập trung nguồn lực để đầu tư các dự án xử lý rác thải tại vị trí: Châu Can, huyện Phú Xuyên (công suất 800 tấn/ngày); Đồng Ké, huyện Chương Mỹ (công suất 1500 tấn/ngày), Phù Đổng, huyện Gia Lâm (công suất 1200 tấn/ngày).

Đồng thời UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai các dự án được chấp thuận đầu tư trước năm 2016; yêu cầu loại bỏ các dự án yếu kém, chậm tiến độ để lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực thay thế.

Với các giải pháp như trên, dự kiến sẽ giảm lượng rác thải sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh còn khoảng 36% từ năm 2021; và sẽ giảm tiếp trong những năm tiếp theo. Để thực hiện hiệu quả xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo công nghệ hiện đại, thu hồi năng lượng cần thiết phải thực hiện song song việc nghiên cứu và triển khai phân loại rác thải phù hợp với công nghệ xử lý trong giai đoạn 2021-2025. Trước mắt, yêu cầu UBND các quận huyện, thị xã thực hiện các biện pháp giảm lượng chất trơ trong rác thải sinh hoạt thông qua tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với hành vi để lẫn phế thải xây dựng hoặc các loại chất thải khác vào rác thải sinh hoạt.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức 18 lớp truyền thông về Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình

Tổ chức 18 lớp truyền thông về Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình

(PNTĐ) - Trong Quý I/2024, Trung tâm y tế huyện Mê Linh phối hợp với Ban chỉ đạo dân số và phát triển tại 18 xã, thị trấn huyện Mê Linh, thực hiện 18 lớp truyền thông về Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình, lồng ghép truyền thông về các hoạt động xã hội hóa công tác dân số.
Liên tiếp tình trạng mạo danh người của bảo hiểm xã hội nhằm lừa đảo người dân

Liên tiếp tình trạng mạo danh người của bảo hiểm xã hội nhằm lừa đảo người dân

(PNTĐ) - Một người tự xưng là cán bộ của Kho bạc Nhà nước quận Cầu giấy. Người này thông báo với bà T. rằng, bà là một trong số ít những người may mắn nhận được phần quà trị giá 20 triệu đồng tiền mặt do đã tham gia BHYT lâu năm. Tuy nhiên, muốn nhận được phần quà trên, bà T. phải trả một khoản chi phí trị giá 1,1 triệu đồng và sẽ được tặng thêm 2 hộp sữa trị giá 900.000 đồng.
Tại sao ngày 29/4 là cao điểm nắng nóng ở miền Bắc, thời tiết Hà Nội ra sao?

Tại sao ngày 29/4 là cao điểm nắng nóng ở miền Bắc, thời tiết Hà Nội ra sao?

(PNTĐ) - Ngày 29/4 được dự báo là ngày nóng cao điểm ở miền Bắc nước ta trong đợt nắng nóng đúng dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 này. Dự báo thời tiết ngày 28/4, các vùng trên cả nước bước vào ngày nắng nóng cao điểm nhất đợt; trong đó miền Trung nhiều nơi vượt 42 độ. Thủ đô Hà Nội cũng có mức nhiệt cao nhất quanh ngưỡng 39 độ.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, địa điểm vui chơi tại Hà Nội có gì?

Nghỉ lễ 30/4-1/5, địa điểm vui chơi tại Hà Nội có gì?

(PNTĐ) - Dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 5 ngày. Dưới đây là một số gợi ý về địa điểm vui chơi 30/4-1/5 tại Hà Nội mà bạn có thể tham khảo để có một kỳ nghỉ lễ vui vẻ, ý nghĩa bên gia đình và bạn bè.