Cục Báo chí đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

MAI CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 19/7, tại Hà Nội, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (16/7/2003-16/7/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Cục Báo chí có sự tham dự của đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các cơ quan trung ương và địa phương.

Cục Báo chí đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì nhân kỷ niệm 20 năm thành lập - ảnh 1

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Cục Báo chí.

Phát biểu ý kiến khai mạc buổi lễ, đồng chí Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Báo chí cho biết: Tiền thân của Cục Báo chí ngày nay là Bộ Thông tin và Tuyên truyền, được thành lập ngày 28/8/1945, do đồng chí Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng.

Trải qua nhiều lần nhập, tách, đổi tên Bộ, đến ngày 16/7/2003, Bộ trưởng Văn hóa-Thông tin Phạm Quang Nghị ký quyết định số 22/2003/QĐ-VHTT thành lập Cục Báo chí. Ngày 27/7/2007, thành lập Bộ Thông tin và Truyền thông trên cơ sở Bộ Bưu Chính, Viễn thông và Cục Báo chí, Cục Xuất bản thuộc Bộ Văn hóa-Thông tin, Cục Báo chí lúc này chính thức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cục Báo chí đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì nhân kỷ niệm 20 năm thành lập - ảnh 2

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí.

Quá trình 20 năm qua, cơ cấu tổ chức của Cục có chia tách thành nhiều đơn vị khác nhau, nhưng dần được hoàn thiện, đánh dấu bước trưởng thành về quy mô tổ chức, bộ máy, nhân sự của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Phạm vi, đối tượng quản lý, chức năng và nhiệm vụ của Cục được mở rộng hơn, với nhiều trọng trách mới, quan trọng hơn, thể hiện sự tin tưởng, ghi nhận của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Cục Báo chí đã có những đóng góp quan trọng công tác xây dựng thể chế, tạo đột phá cho sự phát triển và quản lý báo chí, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Cục Báo chí đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì nhân kỷ niệm 20 năm thành lập - ảnh 3

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí.

 

Tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Cục Báo chí; Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhiệt liệt biểu dương và ghi nhận những thành tích, kết quả công tác mà Cục Báo chí đã đạt được trong suốt 20 năm qua.

Cục Báo chí đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì nhân kỷ niệm 20 năm thành lập - ảnh 4

Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí phát biểu tại buổi lễ.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Trong thời gian tới, Báo chí cách mạng Việt Nam cần tiếp tục góp phần khơi dậy khát vọng dân tộc. Đó là khát vọng phát triển đất nước sánh vai cường quốc năm châu, Việt Nam trở thành một nước XHCN phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. Đây là sứ mệnh mới của báo chí cách mạng.

Để hiện thực hóa khát vọng đó, một trong số đó là vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước của Cục Báo chí là làm cho báo chí phát triển, đáp ứng yêu cầu mới của đất nước, đảm bảo cho những người làm báo cách mạng có thể sống được bằng nghề. Các cơ quan báo chí phải được đầu tư về cơ sở vật chất, về công nghệ để không bị tụt hậu so với các doanh nghiệp làm truyền thông trên thị trường.

"Báo chí trước đây là cây bút, trang giấy thì nay thêm công nghệ số, nền tảng số, nhưng cái bất biến vẫn là những giá trị cốt lõi của báo chí cách mạng, cái tâm của người làm báo. Quản lý nhà nước về báo chí là tạo ra môi trường thuận lợi để báo chí cách mạng phát triển, vừa ngang tầm nhiệm vụ, thời đại vừa chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn" – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Cục Báo chí đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì nhân kỷ niệm 20 năm thành lập - ảnh 5

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi lễ.

Thay mặt tập thể Cục Báo chí, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí khắc ghi, trân trọng tiếp thu chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Đó là kim chỉ nam của những người làm công tác quản lý báo chí hiện nay. Với sức mạnh được kết tinh từ truyền thống, thay mặt lãnh đạo Cục Báo chí, ông Lưu Đình Phúc xin hứa tiếp tục phát huy giá trị văn hóa của Cục qua các thời kỳ, đoàn kết hỗ trợ, chia sẻ đổi mới, quyết tâm xây dựng công nghệ số, thể chế số, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

(PNTĐ) - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững. Hơn 100 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp và nhiều diễn giả là chuyên gia hàng đầu về phát triển quy hoạch, phát triển đô thị đã tập trung thảo luận các khung pháp lý,cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa các đô thị theo hướng xanh, bền vững.
Để sông Tô Lịch thành “dải lụa xanh” của Thủ đô

Để sông Tô Lịch thành “dải lụa xanh” của Thủ đô

(PNTĐ) - Sông Tô Lịch đang từng bước chuyển mình, dần trở nên thân thiện với người dân khi dọc hai bên bờ sông được cải tạo thành đường đi bộ. Nỗ lực hồi sinh sông Tô Lịch đang tiếp tục được thực hiện từng bước bằng những chỉ đạo quyết liệt, cụ thể của lãnh đạo Thành phố tại các dự án vệ tinh nhằm bổ trợ nguồn nước và giảm tải nguồn gây ô nhiễm. Người dân Thủ đô kỳ vọng trong tương lai sông Tô Lịch sẽ là “dải lụa xanh” của Hà Nội, cùng Thủ đô vươn mình đón “kỷ nguyên xanh”.
Mức sinh tại Việt Nam giảm thấp nhất trong lịch sử

Mức sinh tại Việt Nam giảm thấp nhất trong lịch sử

(PNTĐ) - Tổng tỷ suất sinh toàn quốc năm 2023 của Việt Nam là 1,96 con/phụ nữ, mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo, dẫn đến những hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, già hóa dân số nhanh và suy giảm quy mô dân số…