Đề xuất đổi tên căn cước công dân thành căn cước

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) -Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm vừa ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội giải trình một số ý kiến liên quan đến dự án Luật Căn cước. Theo đó, đề xuất sửa đổi quy định, dòng chữ “căn cước công dân” gồm quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thành số định danh cá nhân, thành dòng chữ “thẻ căn cước”, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú...

Đề xuất đổi tên căn cước công dân thành căn cước - ảnh 1
ảnh minh họa

Theo đó, Bộ Công an nêu, việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân.

Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chip điện tử trên căn cước.

Lý giải việc chỉnh lí thông tin “nơi thường trú” in trên căn cước công dân thành “nơi cư trú” in trên căn cước, Bộ Công an cho rằng để phù hợp với thực tiễn vì nhiều người hiện nay chỉ có nơi tạm trú, nơi ở hiện tại hoặc không có nơi thường trú, nơi tạm trú.

Cũng theo quy định này, tất cả người dân Việt Nam đều sẽ đủ điều kiện để được cấp căn cước; đều được bảo đảm quyền lợi khi có được giấy tờ tùy thân để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự theo nhu cầu.

Dự thảo luật cũng giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về việc ghi thông tin nơi cư trú trên căn cước để bảo đảm phù hợp với các trường hợp trong thực tiễn.

Cạnh đó, việc cấp đổi căn cước khi có thay đổi thông tin về nơi cư trú được thực hiện theo nhu cầu của người dân (không bắt buộc).

Trong khi chưa có điều kiện thực hiện thủ tục cấp đổi căn cước thì người dân có thể lựa chọn việc tích hợp thông tin vào căn cước điện tử (đây là tiện ích miễn phí trên ứng dụng VNeID) để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại khác.

Bên cạnh đó, dự thảo luật đã quy định rõ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi. Khi người dân có yêu cầu thì được đổi sang căn cước.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lí đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Cùng với đó, căn cước công dân quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước ngày luật này có hiệu lực thi hành có giá trị như căn cước được quy định tại luật này.

"Như vậy, việc đổi tên căn cước công dân thành căn cước sẽ không tác động đến chi ngân sách nhà nước, chi phí của xã hội", báo cáo nêu rõ.

Liên quan đến đề xuất bắt buộc thu thập thông tin nhóm máu của người dân vào dữ liệu căn cước, đại diện Cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) cho hay việc thu thập thông tin về nhóm máu này được thực hiện trên cơ sở thông tin do người dân cung cấp (theo kết luận của cơ sở y tế) và việc chia sẻ dữ liệu về y tế cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Do vậy, có thể có trường hợp người dân có hoặc không có thông tin này.

Cạnh đó, việc xác định rõ nhóm máu của người dân thuộc trách nhiệm của người dân đó hoặc trong quá trình khám chữa bệnh, cơ sở y tế sẽ thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu y tế và chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Do vậy, đề nghị không cần thiết phải bổ sung quy định bắt buộc thu thập thông tin về nhóm máu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bảo đảm tính khả thi.

Những thông tin này do các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lí người bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính thu thập trong quá trình xử lí vi phạm pháp luật sau đó chuyển cho cơ quan quản lí căn cước công dân để cập nhật vào cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Do vậy, không làm phát sinh thêm chi phí cho Nhà nước.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

(PNTĐ) - Việc tổ chức Phiên GDVL nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, là một trong số những giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường lao động Thành phố; hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động về thông tin thị trường lao động, tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn quận và khu vực lân cận.
Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

(PNTĐ) - Tây Hồ - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa còn tự hào với những đóng góp thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa của lớp lớp người cao tuổi. Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ đã và đang khẳng định vai trò là tổ chức xã hội uy tín, nơi các bậc cao niên tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, Thủ đô.
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.