Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm tối thiểu để hưởng lương hưu xuống 15 năm

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 5/4, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội thảo về dự thảo luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi). Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Ngọ Duy Hiểu và Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan - Phó trưởng Ban soạn thảo Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi) chủ trì hội thảo.

Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm tối thiểu để hưởng lương hưu xuống 15 năm - ảnh 1
Quang cảnh hội nghị

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, Luật Bảo hiểm Xã hội có tác động rộng lớn tới nhiều đối tượng, trong đó có người lao động (NLĐ). Với tư cách là cơ quan đại diện cho NLĐ, nói lên tiếng nói của NLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo. Đây là cơ hội để các cán bộ công đoàn từ thực tiễn công tác của mình trên cơ sở lắng nghe ý kiến, mong muốn, nhu cầu nguyện vọng chính đáng của người lao động.

Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm tối thiểu để hưởng lương hưu xuống 15 năm - ảnh 2
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại hội thảo

Theo đồng chí Ngọ Duy Hiểu, trên cơ sở ý kiến tại hội thảo, các cán bộ công đoàn khi trở về địa phương cũng cần thông tin tới cán bộ công đoàn cơ sở, NLĐ, người sử dụng lao động... để họ nắm được thông tin và bày tỏ ý kiến thông qua các kênh thông tin như cổng thông tin điện tử, cán bộ công đoàn… Qua đó, đóng góp tiếng nói của NLĐ trong quá trình hoàn thiện để có được một dự án Luật khả thi.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được thiết kế gồm: 9 Chương (giữ nguyên số lượng Chương) và 133 Điều (nhiều hơn 8 Điều so với Luật hiện hành).

Nội dung sửa đổi chính tập trung vào 5 nhóm chính sách lớn đã được Chính phủ, Quốc hội thông qua, với nhiều nội dung lớn được sửa đổi bổ sung như: 

(1) Bổ sung tầng trợ cấp hưu trí xã hội bên cạnh tầng bảo hiểm xã hội cơ bản, tầng bảo hiểm hưu trí bổ sung hình thành hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, đồng thời bổ sung quy định về liên kết giữa tầng trợ cấp hưu trí xã hội với tầng bảo hiểm xã hội cơ bản nhằm mở rộng đối tượng thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

(2) Mở rộng đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc;

(3) Bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

(4) Bổ sung chế độ thai sản trong chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện;

(5) Giảm điều kiện số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm để những người tham gia muộn và tham gia không liên tục (thời gian đóng ngắn) cũng có cơ hội hưởng lương hưu; (6) Quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần;…

Qua hội thảo này, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tổng hợp các ý kiến tham gia góp ý của các cán bộ công đoàn để nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trước khi trình Chính phủ, Quốc hội.

Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)  Nguyễn Duy Cường thông tin, theo kế hoạch và lộ trình xây dựng Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), từ 1/3/2023, Ban soạn thảo sẽ lấy ý kiến các ban, bộ, ngành, địa phương, đăng website; từ tháng 5/2023, dự thảo được gửi Bộ Tư pháp thẩm định; tháng 6/2023, trình Chính phủ; tháng 7/2023, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tới tháng 10/2023, Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến đối với dự án Luật này.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Không chỉ là những người trẻ tài năng, xuất sắc trong các lĩnh vực, họ còn là những hạt nhân tiên phong hành động, truyền lửa khát vọng cống hiến, phụng sự đất nước, cộng đồng. Họ là những gương mặt tiêu biểu được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.