Đề xuất thuê nhà từ 15 m2 mới được đăng ký thường trú ở nội thành Hà Nội

T.HUY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong dự thảo đang lấy ý kiến người dân, UBND thành phố Hà Nội có đề xuất quy định người đi thuê, mượn, ở nhờ muốn đăng ký thường trú trong nội thành phải có diện tích ở tối thiểu 15 m2.

Dự thảo nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ được các cơ quan soạn thảo của thành phố xin lùi thời gian thông qua, do tiếp tục xin ý kiến của người dân và các chuyên gia.

Dự thảo lần 2 sau góp ý, chỉnh sửa đã thêm nội dung mới: diện tích nhà ở tối thiểu tính theo mét vuông sàn nhà cho một người thuê, mượn, ở nhờ, theo đó người đi thuê, mượn, ở nhờ muốn đăng ký thường trú tại 12 quận phải có diện tích ở tối thiểu 15 m2, giảm 5 m2 so với dự thảo lần 1; khu vực ngoại thành là 8 m2 (17 huyện và thị xã Sơn Tây).

Đề xuất thuê nhà từ 15 m2 mới được đăng ký thường trú ở nội thành Hà Nội - ảnh 1
Công an Hà Nội hướng dẫn người dân thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú – Ảnh: TL

Một số tỉnh hoặc huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương có áp lực gia tăng dân số cơ học rất lớn. Số người đăng ký cư trú ở những khu vực Hà Nội, TPHCM tăng nhanh và biến động nhiều ở nhóm có chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ.

Điều 20 Luật Cư trú quy định những trường hợp thuê, mượn, ở nhờ được đăng ký thường trú khi đáp ứng các điều kiện: chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; bảo đảm diện tích về nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8 m2 sàn/người.

Để nhập khẩu vào Hà Nội, TPHCM hoặc các thành phố trực thuộc trung ương khác, công dân cần có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại đó, nghĩa là người mua nhà ở quận, huyện nào, có sổ đỏ mang tên mình sẽ được đăng ký thường trú tại nơi đó.

Do đó khi cụ thể hóa Luật Cư trú, để tạo cơ sở pháp lý cho các thành phố lớn quản lý cư trú phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, Quốc hội, Chính phủ giao HĐND cấp tỉnh quyết định diện tích bình quân chỗ ở tối thiểu khi đăng ký thường trú nhằm đảm bảo điều kiện sống cần thiết cho người dân, phù hợp với yêu cầu quản lý về cư trú và chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Trong trường hợp người dân có chỗ ở hợp pháp nhưng không thuộc quyền sở hữu của mình mà lại muốn nhập khẩu Hà Nội cần phải được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau: vợ, chồng về ở với nhau; con về ở với cha, mẹ hoặc ngược lại; người cao tuổi về ở với anh, chị, em, cháu ruột; người khuyết tật nặng, không có khả năng lao động hoặc bị bệnh tâm thần về ở với người thân ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

Ngoài ra, công dân còn được đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ tại Hà Nội khi đáp ứng các điều kiện như: được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm đó và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do HĐND thành phố quy định.

Một điều kiện nữa là người dân có thể đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở; cơ sở trợ giúp xã hội…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công trường Tiểu học Hà Nội – Điện Biên Phủ

Gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công trường Tiểu học Hà Nội – Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Những ngày này, trên công trường xây dựng trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) ngày cũng như đêm luôn rộn rã, nhộn nhịp hoạt động thi công. Tất cả dồn hết tâm, sức, chạy đua với thời gian, đẩy nhanh tiến độ để kịp khánh thành, sớm đưa công trình vào sử dụng dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Hà Nội thí điểm gửi xe không tiền mặt

Hà Nội thí điểm gửi xe không tiền mặt

(PNTĐ) - Hà Nội bắt đầu thí điểm gửi xe không tiền mặt tại 7 vị trí nằm trên các tuyến phố ở quận Hoàn Kiếm. Sau thời gian thí điểm, địa phương sẽ đánh giá kết quả để lên phương án triển khai rộng rãi.
Đối thoại  về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

Đối thoại về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

(PNTĐ) - Ngày 16/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
Tháng Ba về giỗ Vua Hùng

Tháng Ba về giỗ Vua Hùng

(PNTĐ) - Những ngày này, đông đảo người dân và du khách về với Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ). Lễ hội là hoạt động có tính quy mô cấp quốc gia nhằm tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước, hướng mỗi người Việt Nam biết trân quý nguồn cội.