Điêu đứng vì tour hủy, điểm tham quan đóng cửa

Chia sẻ

Việc xử lý khủng hoảng hủy, chuyển tour cho khách hàng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn thì vài ngày trở lại đây các doanh nghiệp lữ hành lại điêu đứng vì nhiều điểm tham quan bị đóng cửa vô thời hạn, chính sách của các hãng hàng không vẫn bị giới hạn, doanh nghiệp thì đọng vốn vì “ôm” dịch vụ…

Phú Yên đóng cửa  Gành Đá Dĩa, Bãi Môn - Mũi Điện... từ ngày 29/7 để phòng trách dịch Covid-19Phú Yên đóng cửa Gành Đá Dĩa, Bãi Môn - Mũi Điện... từ ngày 29/7 để phòng trách dịch Covid-19.

Khách không bay, doanh nghiệp lữ hành mất tiền

Hủy tour sát giờ bay, rút ngắn lịch trình trở về trước khi Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội hoặc buộc phải thay đổi lịch trình, hoãn hủy tour theo nguyện vọng từ phía khách hàng… là những công việc mà các hãng lữ hành phải “bù đầu” giải quyết khi dịch Covid-19 tái bùng phát trở lại.

Theo báo cáo nhanh của Sở Du lịch Hà Nội, từ ngày 28-30/7, đã có 7.503 khách của 22 đơn vị lữ hành Hà Nội hủy tour nội địa tới nhiều điểm du lịch trên cả nước. Riêng Vietrantour tính đến hết ngày 31/7, tổng số khách hủy là hơn 2.750 khách. Ngoài các tuyến Đà Nẵng bị hủy ra thì các tuyến khác như: Nha Trang, Phú Quốc, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt… cũng bị hủy đồng loạt.

Thực tế, để ứng phó với dịch Covid-19, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Air, Pacific Airlines cũng đã có thông báo hỗ trợ khách hàng bằng cách hoàn vé không tự nguyện, được phép đổi vé miễn phí, áp dụng chênh lệch giá (nếu có).

Tuy nhiên, “đây chỉ là phương án giải quyết trước mắt cho khách hàng không bị mất tiền vé tại thời điểm này. Vì với những điều kiện hoàn, hủy, đổi ở trên rất khó để thuyết phục khách hàng khi mà dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt là với những điểm đến chưa công bố người nhiễm dịch, khách vẫn đòi hủy, hàng không vẫn bay thì hầu như không có phương án giải quyết. Và như vậy, không bay sẽ… mất tiền” - đại diện Vietrantour, ông Trần Trung Kiên bày tỏ.

Theo đa số các doanh nghiệp, mặc dù các hãng hàng không đã có những chính sách đổi, hủy lịch trình bay cho khách hàng; tuy nhiên, những chính sách này chưa thật sự “giải cứu” được doanh nghiệp lữ hành. Vì thời gian các hãng hàng không tiếp nhận thông báo đổi, hủy quy định rất ngắn trong khi các công ty lữ hành chưa đàm phán thỏa đáng được với các đối tác khác như cơ sở lưu trú hoặc khách hàng về phương án đổi, chuyển lịch trình, thời điểm sử dụng dịch vụ… Không chỉ có vậy, với các chính sách đổi, hủy này khiến khách hàng phải chịu thêm một khoản phí cao hơn so với dự chi ban đầu, nên hầu như khách hàng đều từ chối phương án này.

Điểm tham quan… đóng cửa

Không chỉ liên quan đến các vấn đề dịch vụ vận tải và lưu trú, trong vài ngày trở lại đây, nhiều doanh nghiệp lữ hành lại “điêu đứng” vì “đường bay vẫn mở, vé đã xuất, lịch khởi hành cận kề nhưng vẫn phải hủy tour”. Nguyên nhân là do một số địa phương bất ngờ ra văn bản hỏa tốc thông báo đóng cửa điểm tham quan, du lịch… Với trường hợp này, nếu doanh nghiệp lữ hành không cho khách “bay” thì coi như mất vé, không được bồi hoàn.

Nhiều doanh nghiệp kêu trời vì các đoàn khách khởi hành đi Đà Nẵng ngày 31/7 đã đàm phán và chuyển lịch trình sang địa phương khác không có dịch nhưng vẫn phải hoãn lại. Vì một số địa phương bất ngờ ra thông báo tạm dừng đón khách đến từ vùng có yếu tố dịch, điểm tham quan du lịch đóng cửa… để phòng chống dịch Covid-19.

Nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, hoạt động du lịch là một chuỗi liên hoàn giữa doanh nghiệp lữ hành với đơn vị vận chuyển, lưu trú, cung ứng dịch vụ tại điểm đến… do đó khi ra văn bản thông báo, các địa phương cũng cần nghiên cứu kỹ để các bên liên quan đều biết và có phương hướng xử lý. Tình trạng nhiều địa phương ban hành công văn hỏa tốc, yêu cầu đóng cửa điểm tham quan ngay sau khi ban hành văn bản trong khi hàng không, doanh nghiệp lữ hành không được thông báo trước… Điều này đã làm cho doanh nghiệp rơi vào thế bị động, khó xoay xở, nhất là đối với những trường hợp sát đến ngày khởi hành. Các công ty đang khổ sở vì tiền cọc vé đã chuyển, thậm chí đã tất toán rồi. Nhiều công ty đang bị “giam” hàng chục, hàng trăm triệu hoặc cả tỷ đồng tiền cọc vé trong khi khách hàng một mực đòi lại tiền, giờ không biết xử lý thế nào.

NAM BÌNH

Tin cùng chuyên mục

Về miền hoa Ban

Về miền hoa Ban

(PNTĐ) - Là tỉnh địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, Điện Biên thường được nhắc đến với vẻ đẹp hoang sơ, trùng điệp của núi non, những đỉnh đèo, biển mây, nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, lễ hội truyền thống... Với những tiềm năng, lợi thế to lớn, Điện Biên đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc cũng như cả nước; là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

(PNTĐ) - Đã có nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em mặc dù cơ quan chức năng xác định có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đành phải tạm đình chỉ điều tra vì chứng cứ yếu, thiếu chứng cứ hoặc không xác định được bị can gây án. Nhiều gia đình phải ngậm đắng nuốt cay, còn bị hại phải gánh chịu hệ quả tâm lý nặng nề.
Đàn chim Lạc trở về

Đàn chim Lạc trở về

(PNTĐ) - Đã thành thông lệ vào những dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3), ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5..., rất nhiều kiều bào yêu nước lại về thăm quê hương. Sau những năm tháng chiến tranh, Việt Nam giờ đây đã trở thành mảnh đất lành cho những “đàn chim Lạc” (loài chim mỏ dài  bay quanh mặt trời khắc trên trống đồng Đông Sơn) trở về cội nguồn đoàn tụ.
Nữ chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Nữ chiến sĩ Điện Biên năm xưa

(PNTĐ) - Trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ, phụ nữ đã đóng góp trên 2,3 triệu ngày công, góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử của dân tộc. Những thiếu nữ đó đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, không một thoáng lưỡng lự, không một phút ngần ngại, đắn đo để thực hiện nghĩa vụ cao cả: Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.