Giấy tờ cũ có còn giá trị sau sáp nhập đơn vị hành chính?

PV
Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ ngày 1/7 tới, hàng loạt quận, huyện, xã, phường sẽ được sáp nhập. Vậy giấy tờ hành chính hiện hành có cần làm lại? Và người dân cần làm thủ tục ở đâu... là thắc mắc nhiều người quan tâm.

Khi các đơn vị hành chính cũ bị thay đổi hoặc xóa bỏ, một loạt câu hỏi đặt ra: Những giấy tờ nào cần phải cấp đổi? Thủ tục hành chính sẽ được giải quyết ở đâu? Người dân cần gặp ai để được hướng dẫn, hỗ trợ?

"Theo Nghị quyết 190 của Quốc hội, tất cả các loại giấy tờ hành chính còn thời hạn sử dụng thì người dân tiếp tục dùng cho đến khi hết hạn. Không bắt buộc đổi mới chỉ vì tên địa phương thay đổi", ông Nguyễn Hùng Huế, Trưởng phòng, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ khẳng định.

Giấy tờ cũ có còn giá trị sau sáp nhập đơn vị hành chính? - ảnh 1
Người dân bỏ phiếu lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Một trong những thay đổi căn bản trong tổ chức bộ máy là việc xóa bỏ một số đơn vị hành chính cấp huyện, sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ. Vậy, các thủ tục vốn do cấp huyện xử lý sẽ chuyển về đâu?

"Chính phủ đã giao các bộ, ngành rà soát, phân định lại toàn bộ thủ tục hành chính theo hướng phân cấp hợp lý. Việc sửa đổi văn bản quy phạm liên quan sẽ hoàn tất trước ngày 30/6", ông Huế cho biết.

Ngoài ra, Nghị quyết 66 cũng yêu cầu UBND các tỉnh bảo đảm 100% thủ tục hành chính không phụ thuộc địa giới hành chính, người dân có thể chọn nơi thuận tiện nhất để thực hiện thủ tục, dù là nơi sinh sống, làm việc hay học tập.

Trước lo ngại về sự bất tiện khi thay đổi địa danh hành chính, ông Huế cho biết sẽ có giai đoạn "chuyển giao mềm", trong đó giấy tờ vẫn được sử dụng song song tên cũ và mới nếu còn hiệu lực. Với dữ liệu số, việc liên kết giữa các mã định danh như căn cước công dân, bảo hiểm y tế, đã được hoàn tất từ trước.

"Chúng ta đã từng thực hiện thành công việc làm sạch dữ liệu khi chuyển đổi từ chứng minh thư sang căn cước công dân, từ căn cước sang mã bảo hiểm y tế. Đây là nền tảng để đảm bảo hệ thống thông tin không bị gián đoạn sau sáp nhập", ông Huế cho biết thêm.

Giấy tờ cũ có còn giá trị sau sáp nhập đơn vị hành chính? - ảnh 2
Có hay không cần làm lại Căn cước công dân được người dân quan tâm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Theo quy định hiện hành, cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thông thường như đăng ký hộ tịch, chứng thực, thủ tục đất đai, xây dựng và đăng ký kinh doanh cá thể. Trong khi đó, cấp tỉnh đảm nhiệm các vấn đề mang tính chất tổng hợp, liên ngành và có tầm chiến lược cao hơn như quy hoạch và đầu tư.

Người dân hiện nay được khuyến khích sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến và trung tâm hành chính công một cửa hiện đại tại các tỉnh, thành phố nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí và tiếp cận thủ tục nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều điểm nghẽn, như dữ liệu quản lý còn phân tán, thiếu đồng bộ, cập nhật không đầy đủ hoặc chưa kịp thời, và việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ người dân.

Vẫn còn tồn tại nhiều điểm nghẽn, như dữ liệu quản lý còn phân tán, thiếu đồng bộ, cập nhật không đầy đủ hoặc chưa kịp thời, và việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ người dân.

"Văn phòng Chính phủ đã có hướng dẫn cụ thể cho các địa phương về số hóa và tái cấu trúc quy trình giải quyết thủ tục. Sắp tới, quá trình này sẽ gắn chặt với công tác tiếp nhận và xử lý hồ sơ, không thể tách rời. Chính phủ cũng yêu cầu nâng cấp hệ thống giải quyết thủ tục hành chính theo hướng hiện đại, liên thông và phục vụ hiệu quả, hướng tới xây dựng Chính phủ số", ông Huế nói.

Cũng theo ông Huế, những thông tin như nơi sinh, quê quán sẽ được điều chỉnh đồng bộ trên toàn hệ thống, phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Tư pháp. Mỗi công dân là một mắt xích trong chuỗi quản lý liên thông, vì vậy phải chuẩn hóa dữ liệu từ sớm để tránh phiền toái về sau", ông Huế nhấn mạnh.

Người dân có thể dễ dàng tra cứu thông tin thủ tục tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc các trang thông tin điện tử của địa phương. Các tổ công nghệ số cộng đồng cũng sẽ hỗ trợ người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Trong suốt quá trình sáp nhập và chuyển đổi, Chính phủ luôn nhất quán quan điểm: Lấy người dân làm trung tâm.

Người dân được khuyến khích sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến và trung tâm hành chính công một cửa hiện đại tại các tỉnh, thành phố để giảm thiểu thời gian, chi phí và tiếp cận thủ tục nhanh chóng hơn.

"Từ công khai thủ tục, đến linh hoạt tiếp nhận, từ hiện đại hóa công nghệ đến đơn giản hóa quy trình, tất cả đều hướng tới sự thuận tiện tối đa cho người dân", ông Huế khẳng định.

Sau sáp nhập, người dân không bắt buộc phải thay đổi giấy tờ cá nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo thuận tiện trong giao dịch và các thủ tục hành chính sau này, Bộ Công an khuyến khích người dân cập nhật thông tin theo địa giới hành chính mới.

Đáng chú ý, việc thay đổi này hoàn toàn miễn phí trong một số trường hợp, đặc biệt là với các thông tin liên quan đến giấy khai sinh như nơi sinh, quê quán. Với những dữ liệu này, Bộ Công an sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp để cập nhật đồng bộ trên toàn hệ thống, đảm bảo không gây phiền hà cho người dân.

Thực tế cho thấy, mỗi thông tin cá nhân là một mắt xích trong hệ thống quản lý liên thông. Bất kỳ sự sai lệch hoặc gián đoạn nào cũng có thể tạo ra những trở ngại đáng kể khi giải quyết thủ tục hành chính. Vì vậy, trong quá trình thiết lập hệ thống hành chính mới, việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật đầy đủ và bảo đảm liên thông là yêu cầu bắt buộc, cần được triển khai đi trước một bước để tránh phát sinh vướng mắc sau này.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Tháng nhân đạo 2025

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Tháng nhân đạo 2025

(PNTĐ) - Sáng 24/4, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức buổi gặp mặt báo chí giới thiệu Tháng Nhân đạo 2025 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương”. Ông Nguyễn Hải Anh - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký điều hành công việc của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chủ trì buổi lễ.
Hà Nội: Thông báo đường dây “nóng” phản ánh trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Thông báo đường dây “nóng” phản ánh trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

(PNTĐ) - Dự báo nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch Hè năm 2025 sẽ tăng cao, ngày 24/4, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội đề nghị người dân phản ánh các thông tin về tình hình trật tự, an toàn giao thông qua các số điện thoại đường dây "nóng" để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Người lao động huyện Quốc Oai tìm hiểu về Luật Thủ đô năm 2024 và chính sách mới liên quan

Người lao động huyện Quốc Oai tìm hiểu về Luật Thủ đô năm 2024 và chính sách mới liên quan

(PNTĐ) -  Sáng ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quốc Oai tổ chức chương trình Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách với chủ đề "Tìm hiểu về Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động".
Hiệu quả từ các mô hình tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật cho công nhân lao động

Hiệu quả từ các mô hình tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật cho công nhân lao động

(PNTĐ) - Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả các mô hình tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật, nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội chủ trì Hội thảo.