Hà Nội: Khai hội Lễ hội truyền thống Đình Chèm

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 1/7 (tức 14/5 âm lịch), Lễ hội truyền thống Đình Chèm (phường Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chính thức khai hội. Lễ hội truyền thống Đình Chèm không chỉ góp phần giáo dục truyền thống yêu nước mà còn quảng bá những nét đẹp văn hóa của Thủ đô Hà Nội.

Sáng 1/7, UBND phường Thụy Phương (quận Bắc Từ Liêm) tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống đình Chèm năm 2023 - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ông Vũ Hà - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Bắc Từ Liêm về dự.

Cùng dự có ông Nguyễn Hữu Tuyên - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND quận Bắc Từ Liêm; ông Lưu Ngọc Hà - Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cùng các vị đại biểu và nhân dân, du khách thập phương.

Hà Nội: Khai hội Lễ hội truyền thống Đình Chèm - ảnh 1
Phần biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội

Lễ hội truyền thống đình Chèm năm 2023 là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 10 thành lập quận Bắc Từ Liêm, thành lập phường Thụy Phương (27/12/2013 - 27/12/2023), gắn với kỷ niệm 60 năm thành lập Đảng bộ xã Thụy Phương - nay là phường Thụy Phương (1963 -2023).

Lễ hội đình Chèm diễn ra trong 3 ngày (từ 1/7 - 3/7 tức 14/5 - 16/5 Quý Mão). Phần lễ duy trì các nghi lễ truyền thống đặc sắc như: Rước nước, rước văn, tế pháp hội, lễ mộc dục, lễ phóng sinh... Phần hội với nhiều hoạt động ý nghĩa trong giáo dục truyền thống như: Hội thi nấu chè kho, hội thi cờ người, thi kéo co, nhảy bao bố, giao lưu văn nghệ.

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, ông Nguyễn Ngọc Phong - Chủ tịch UBND phường Thụy Phương, Trưởng ban tổ chức lễ hội nhấn mạnh, thông qua các hoạt động của lễ hội nhằm khơi dậy truyền thống lịch sử, văn hóa đặc sắc của quê hương. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước đối với các tầng lớp nhân dân nhất là thế hệ thanh thiếu niên - tương lai của đất nước.

Hà Nội: Khai hội Lễ hội truyền thống Đình Chèm - ảnh 2
Lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm và đông đảo nhân dân thực hiện nghi lễ dâng hương.

"Lê hội từng bước giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa đặc sắc của địa phương với nhân dân Thủ đô và cả nước làm cơ sở để phát triển văn hóa, du lịch trong tương lai. Đồng thời, tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo động lực thi đua, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương năm 2023...", ông Nguyễn Ngọc Phong nhấn mạnh.   

Đình Chèm (phường Thụy Phương quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thờ Đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng. Ngài sinh vào thời Hùng Duệ Vương, chí dũng song toàn, thông minh xuất chúng. Hùng Duệ Vương phong chức Chỉ huy sứ thống lĩnh quân đội. Khi Thục Phán An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, Ngài đã hết lòng phò tá Thục Phán lãnh đạo quân dân Âu Lạc đánh bại hàng chục vạn quân Tần sang xâm lược nước ta.

Để giữ tình hòa hiếu giữa hai nước, Ngài được An Dương Vương cử đi sứ nhà Tần và trở thành nhà ngoại giao đầu tiên của Việt Nam. Khi ấy biên giới phía bắc nước Tần bị quân Hung Nô uy hiếp. Tần Thủy Hoàng phong Ngài chức Tư Lệ Hiệu Ủy thống lĩnh 10 vạn quân trấn ải Lâm Thao, uy danh chấn động đất Hung Nô. Vua Tần cảm phục phong tước Phụ Tín Hầu và gả công chúa Bạch Tịnh Cung cho Ngài.

Hà Nội: Khai hội Lễ hội truyền thống Đình Chèm - ảnh 3
Nghi lễ rước kiệu tại lễ hội

Sau khi trở về nước, Ngài giúp dân diệt trừ thủy quái, khuyến khích nông tang, đem lại cuộc sống bình an cho nhân dân. Sau khi mất, Ngài được nhân dân tôn thờ là Đức Thánh Chèm và lập đền thờ tại quê nhà. Ngày mùng 10 tháng giêng: Lễ kỵ nhật Đức Ông - Hy Khang Thiên Vương. Ngày mùng 2 tháng hai: lễ kỵ nhật Đức Bà - Bạch Tịnh Cung.

Để tri ân công đức của Ngài, hàng năm nhân dân ba làng Chèm, Hoàng Xá, Hoàng Liên tổ chức lễ hội trong 3 ngày: 14;15;16 tháng 5 âm lịch. Năm 1990 Đình Chèm đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Để tôn vinh những giá trị văn hóa của lễ hội, ngày 13/6/2016 Nhà nước đã công nhận Lễ hội truyền thống Đình Chèm là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Với những giá trị đặc sắc về lịch sử và Kiến trúc nghệ thuật, năm 2017 Đình Chèm vinh dự đón bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bước ngoặt lớn của công tác dân số trong tình hình mới

Bước ngoặt lớn của công tác dân số trong tình hình mới

(PNTĐ) - Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.
Quyết liệt tìm giải pháp duy trì mức sinh thay thế trên cả nước

Quyết liệt tìm giải pháp duy trì mức sinh thay thế trên cả nước

(PNTĐ) - Tổng tỷ suất sinh toàn quốc năm 2023 của Việt Nam là 1,96 con/phụ nữ, mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo, dẫn đến những hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, già hóa dân số nhanh và suy giảm quy mô dân số…
Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường” góp phần tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường” góp phần tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường

(PNTĐ) - Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường” năm 2024 do Báo Lao động tổ chức tại Hà Nội nhằm tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn, người lao động trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ba Đình tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức Dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên

Ba Đình tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức Dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên

(PNTĐ) -  Ngày 26/12, Ban chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Ba Đình phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức Hội thi Rung chuông vàng cho học sinh 13 trường THCS trên địa bàn quận với chủ đề “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khoẻ sinh sản Vị thành niên/thanh niên”.
“Khuyến sinh” để đảm bảo chất lượng dân số

“Khuyến sinh” để đảm bảo chất lượng dân số

(PNTĐ) - Trước tình trạng mức sinh giảm sâu tại một số vùng kinh tế-xã hội trọng điểm, mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất giải pháp nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp tại các vùng này. Một số địa phương cũng đã đề ra biện pháp khuyến khích phụ nữ sinh đủ 2 con để duy trì mức sinh thay thế.