Hà Nội khuyến khích người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng, chống dịch bệnh

LÊ BẢO
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hà Nội đưa ra khuyến cáo đối với người dân đến khu vực công cộng, nơi đông người đeo khẩu trang để phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 04/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn năm 2024. Tại kế hoạch này, Hà Nội yêu cầu các cơ quan tiếp tục truyền thông về thông điệp "2K" (khẩu trang + khử khuẩn) trong phòng, chống dịch Covid-19; tuyên truyền khuyến khích người dân tiếp tục đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là khi đi đến các khu vực công cộng, khu vực đông người, khi đi các phương tiện công cộng; tuyên truyền người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay…

Hà Nội khuyến khích người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng, chống dịch bệnh - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Int

Hà Nội cũng yêu cầu các cơ quan giám sát chặt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh dịch lây từ động vật sang người; dịch bệnh truyền qua thực phẩm. Ứng dụng CNTT trong giám sát, thu thập, quản lý, thống kê số liệu dịch bệnh, tiêm chủng và các hoạt động phòng, chống, dịch tại Hà Nội, trong nước và quốc tế. Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát dịch Covid-19, tổ chức thực hiện giám sát sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 và thường xuyên đánh giá nguy cơ dịch bệnh để có biện pháp đáp ứng phù hợp và kịp thời.

Tổ chức các đợt cao điểm tổng vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán; vệ sinh môi trường sau mưa, lũ; vệ sinh môi trường trong trường học; tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, thu gom phế thải, phế liệu để chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết trước và trong mùa dịch.

Thông qua kế hoạch trên, Hà Nội phấn đấu 100% các địa phương xây dựng lực lượng cộng tác viên y tế - dân số, đội xung kích diệt bọ gậy nhằm hỗ trợ cơ quan y tế địa phương thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

100% cơ sở khám, chữa bệnh và cơ sở y tế dự phòng đóng trên địa bàn thực hiện khai báo, báo cáo bệnh truyền nhiễm qua hệ thống báo cáo trực tuyến; 100% người mắc Covid-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định; tổ chức giám sát phát hiện sớm, điều tra, xử lý kịp thời, sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các dịch bệnh mới nổi, tái nổi, dịch bệnh xâm nhập nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong, giảm thiểu tối đa những thiệt hại về kinh tế, văn hóa - xã hội...

Cùng với đó, bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 95% quy mô xã, phường, thị trấn; tiêm chủng các loại vaccine khác đạt tỷ lệ cao theo kế hoạch của chương trình tiêm chủng mở rộng; duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

(PNTĐ) - Tây Hồ - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa còn tự hào với những đóng góp thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa của lớp lớp người cao tuổi. Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ đã và đang khẳng định vai trò là tổ chức xã hội uy tín, nơi các bậc cao niên tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, Thủ đô.
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.