Hà Nội xác định đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững

M.CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố xác định đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược nhằm phát triển bền vững Thủ đô. Với Luật Thủ đô năm 2024 và Nghị quyết số 57-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vừa được ban hành, Hà Nội có thêm những điều kiện thuận lợi và cơ sở vững chắc để bứt phá trong kỷ nguyên mới.

Quyết tâm hiện thực hóa khát vọng

Thời gian qua, hoạt động khoa học - công nghệ của thành phố luôn được Thành ủy quan tâm, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo sâu sát và đạt được kết quả đáng ghi nhận, ngày càng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Hà Nội đã khẳng định được vai trò trung tâm hàng đầu về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của cả nước.

Hà Nội xác định đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững - ảnh 1
Hà Nội dẫn đầu Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023.
 

Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" (Nghị quyết số 57-NQ/TW), Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết. Thành phố đã chủ động triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn. Thành lập Ban Chỉ đạo Thành phố về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, do đồng chí Bí thư Thành ủy là Trưởng ban.

Tại Chương trình hành động, Thành phố đặt ra mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô. Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của cả nước, tiến tới là trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo khu vực Đông Nam Á trong một số lĩnh vực; quản lý Nhà nước trên môi trường số, kết nối và vận hành thông suốt giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị; phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Trần Sỹ Thanh, nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội đặt ra các mục tiêu:

Giai đoạn đến năm 2030, xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực Đông Nam Á, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô và cả nước.

Tầm nhìn đến năm 2045, đưa Hà Nội trở thành trung tâm khoa học, công nghệ hàng đầu châu Á, dẫn dắt sự phát triển của nền kinh tế tri thức và đổi mới sáng tạo trong khu vực. Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo của Thành phố đạt trình độ quốc tế, trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Nội trên trường quốc tế.

Thành phố luôn ý thức về tiềm năng và lợi thế

Sự ra đời của Nghị quyết 57-NQ/TW, không chỉ là cơ hội, mà còn là điều kiện cần để Hà Nội hiện thực hóa khát vọng phát triển Thủ đô trở thành trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố đã xác định, đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong 3 khâu đột phá chiến lược nhằm phát triển bền vững Thủ đô giai đoạn 2020-2025, định hướng năm 2030, tầm nhìn năm 2045.

Hà Nội xác định đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững - ảnh 2
Khách tham quan các gian hàng công nghệ tại Techconnect & Innovation 2024. Sự kiện do Bộ KH&CN và UBND TP.Hà Nội đồng tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN và 70 năm Giải phóng Thủ đô - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
 

Theo ông Nguyễn Văn Phong, Thành phố luôn ý thức về tiềm năng và lợi thế mà không địa phương nào có được, đó là đội ngũ các nhà khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn. Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác và tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trí tuệ, tiềm năng “chất xám” của đội ngũ trí thức, các trường đại học và cao đẳng, viện nghiên cứu, đưa Hà Nội trở thành Thành phố đổi mới sáng tạo, Thành phố khởi nghiệp.

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết, trên cơ sở những tiềm năng, lợi thế sẵn có, thành phố sẽ tiếp tục có sự gắn bó, có cơ chế kết nối với các nhà khoa học. Đồng thời, sắp tới sẽ triển khai mô hình Mạng lưới sáng kiến Thủ đô.

Hà Nội cũng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thông qua việc triển khai các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm có giá trị thực tiễn và khả năng thương mại hóa cao; hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển ý tưởng, hoàn thiện công nghệ, phát triển sản phẩm mới. Phong trào khởi nghiệp sáng tạo bước đầu đã lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội…

Hà Nội xác định đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững - ảnh 3
Đồng chí Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì Hội nghị Thành phố làm việc với các nhà khoa học để thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 03/NQ-CP ngày 09/01/2025 của Chính phủ nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và đào tạo nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô Hà Nội.

Đáng chú ý, Hà Nội đang đẩy mạnh hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới hình thành chính quyền số thành phố Hà Nội; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phấn đấu đạt 100%; vận hành, khai thác hiệu quả Trung tâm dữ liệu thành phố, kết nối đồng bộ, liên thông các cơ sở dữ liệu về dân cư, cán bộ, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, môi trường, năng lượng…

TS. Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao sự chủ động, khẩn trương vào cuộc của Thành phố. Tuy nhiên, Thành phố cần cụ thể hóa các mục tiêu và xác định điểm đột phá. Trong đó, phải lựa chọn các sản phẩm chủ lực về khoa học công nghệ, chọn một vài sản phẩm khoa học công nghệ trọng điểm mà Thành phố có thế mạnh. Ví dụ như vi mạch, chip AI… Có thể lựa chọn một số đơn vị để thí điểm toàn bộ các cơ chế thí điểm. Nếu thành công thì mở rộng mô hình đó ra các đơn vị khác. Đặc biệt, Hà Nội cần tận dụng Luật Thủ đô (sửa đổi) để làm thí điểm thử nghiệm có kiểm soát. 

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nhiều cơ hội việc làm cho thanh niên, sinh viên

Nhiều cơ hội việc làm cho thanh niên, sinh viên

(PNTĐ) - Phiên giao dịch việc làm (GDVL) nhằm hỗ trợ cho sinh viên và người lao động có được các thông tin về thị trường lao động, kỹ năng tìm kiếm việc làm; sinh viên được tiếp cận các chương trình tuyển dụng của các doanh nghiệp; có cơ hội được thực tập, nâng cao tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp.
Người phụ nữ làm kinh tế giỏi

Người phụ nữ làm kinh tế giỏi

(PNTĐ) - Chị Ngô Thị Thức, sinh năm 1975, là hội viên chi hội phụ nữ số 8 Hội Liên hiệp phụ nữ phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Cốm mộc Ngô Thức điển hình cho tấm gương vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi.
Sáng kiến nhỏ mang hiệu quả lớn

Sáng kiến nhỏ mang hiệu quả lớn

(PNTĐ) - Với danh mục đồ dùng dạy học hiện hành, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học chỉ có loại in trên giấy. Tuy nhiên khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 các nguyên tố hoá học lại được đọc theo danh pháp quốc tế vì thế rất khó khăn cho việc phát âm theo cách mới.