Hội Phụ nữ tích cực tham gia giảm thiểu rác thải nhựa

P.V
Chia sẻ

(PNTĐ) - Dự án "Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” đã triển khai nhiều hoạt động, mô hình và sáng kiến hay ở cấp trung ương và địa phương (bao gồm 10 tỉnh/thành phố, quận/huyện/thị xã). Dự án đã và đang được cộng đồng ghi nhận, tạo được hiệu ứng lan tỏa, không chỉ thông qua việc hỗ trợ xây dựng các văn bản hướng dẫn, thực hiện các chính sách ưu tiên mà còn góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với rác thải nhựa. Trao đổi với bà Nguyễn Thị Diệu Thúy - Giám đốc chương trình Giảm Nhựa, tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam).

Hội Phụ nữ tích cực tham gia giảm thiểu rác thải nhựa - ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Diệu Thúy

Xin chào bà, bà có thể cho biết cụ thể Dự án đã có những hỗ trợ thiết thực nào cho các địa phương?

Bà Nguyễn Thị Diệu Thúy: Vấn đề rác thải nhựa ở các khu vực ven biển của Việt Nam, đặc biệt là các đảo đang là một vấn đề nóng song song với sự phát triển du lịch của các địa điểm này. suốt dọc các cái bờ biển của Việt Nam đều là những điểm đến yêu thích của du khách trong nước và quốc tế chính vì vậy lượng rác phát thải cũng ngày một tăng lên. Khi triển khai chương trình Đô thị giảm nhựa ở các địa phương, chúng tôi xác định trước tiên là phải dựa vào điều kiện sẵn có của địa phương, các mô hình chúng tôi phối hợp cùng với địa phương phải dựa trên sự đồng lòng và sự hỗ trợ của chính quyền và các bên liên quan.

Trong suốt hơn 4 năm triển khai, dự án đã tổ chức nhiều buổi truyền thông, tập huấn và giáo dục cho các học sinh ở các trường học hoặc cán bộ nòng cốt ở địa phương, tiếp tục hỗ trợ, triển khai đến các cụm dân cư, các hộ gia đình, các doanh nghiệp.

Hội Phụ nữ tích cực tham gia giảm thiểu rác thải nhựa - ảnh 2
Những "Ngôi nhà xanh" thu gom rác thải gây quỹ của Hội Phụ nữ

Đối tượng nòng cốt mà chúng tôi hướng đến là Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Mặt trận tổ quốc- những đoàn thể có sự ảnh hưởng tích cực, thường xuyên đến cộng đồng địa phương. Xuyên suốt trong 4 năm, chúng tôi ưu tiên xây dựng những mô hình mẫu có tính lan tỏa hoặc có thể nhân rộng được. Lấy ví dụ như mô hình “Ngôi nhà xanh" thu gom rác thải của Hội phụ nữ được triển khai ở nhiều địa phương như ở Huế, Phú Quốc, Đồng Hới, Thanh Khê - Đà Nẵng, hay ở Long An.

Tôi rất ấn tượng với mô hình của Hội phụ nữ ở Đồng Hới, chị em đã khởi xướng mô hình thu gom rác thải có thể tái chế được từ các hộ gia đình. Họ vận động các ngư dân mang rác có thể tái chế được về bờ để Hội bán gây quỹ hỗ trợ phụ nữ yếu thế, gặp khó khăn, các em nhỏ khó khăn, bị mất cha mẹ trong dịch Covid-19 hay hỗ trợ cho chính ngư dân gặp rủi ro trong quá trình khai thác trên biển. Những khoản hỗ trợ này tuy nhỏ nhưng rất ý nghĩa nên ngư dân tích cực mang rác có thể tái chế được về bờ để ủng hộ hoạt động của Hội phụ nữ.

Hay ở Phú Quốc, Hội Phụ nữ đã tổ chức mô hình giáo dục hành động. Trong đó, Hội trao đổi với các chị em ở các tổ dân phố và đưa ra danh sách các hoạt động mà các chị em có thể làm được. Tại mỗi hộ gia đình, các chị em lựa chọn phương án và tự nguyện làm theo cam kết đó. Thông qua những cam kết như vậy đã có rất nhiều mô hình hay được thực hiện như chị em thu gom các hộp xốp bỏ đi để chứa rác hữu cơ, rác trong vườn làm thành phân compote để trồng nha đam, ớt và hồ tiêu.

Tại huyện A Lưới,  tỉnh Thừa Thiên Huế, các bạn đoàn viên lại có sáng kiến tổ chức Ngày hội ra quân để xóa điểm nóng rác thải và biến thành những công viên vui chơi cho trẻ em. Điều này được đánh giá rất cao của lãnh đạo địa phương cũng như cộng đồng địa phương. Tại Vũng Rô, Phú Yên, từ thực trạng môi trường bị ô nhiễm, sau khi được dự án và địa phương hỗ trợ mà môi trường đã được thay đổi đáng kể.

Tôi nghĩ đấy là những ví dụ chứng tỏ sức mạnh của cộng đồng địa phương - một khi họ hiểu, cảm thấy làm cho mình, vì mình thì sẽ đem lại thay đổi ấn tượng.

PV: Để có sự thành công này, không thể thiếu sự cung cấp, hỗ trợ về kỹ thuật và huy động các nguồn tài chính cho các đô thị triển khai dự án, vậy hoạt động này đã diễn ra như thế nào, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Diệu Thúy: Trước tiên phải nói đến nguồn lực của nhà nước hỗ trợ cho các công trình về kiểm soát, quản lý  rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng. Theo Quyết định 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam, kinh phí để phục vụ thực hiện công tác quản lý chất thải nhựa được đảm bảo từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn huy động từ các nguồn khác (vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay của các tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế). Kinh phí thực hiện các nội dung phục vụ quản lý nhà nước như: rà soát, hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách và quy định của pháp luật; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường; tuyên truyền, nâng cao nhận thức... được bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thông qua các kế hoạch, chương trình hằng năm của các bộ, ngành, địa phương.

Kinh phí thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, thiết bị xử lý chất thải nhựa được huy động từ các nguồn của doanh nghiệp, nguồn vốn vay trong và ngoài nước, vốn tài trợ, hỗ trợ một phần từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và địa phương, Quỹ đầu tư phát triển địa phương, hợp tác công tư và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Tuy nhiên, thực tế là nguồn lực của địa phương cũng như của các dự án quốc tế để triển khai các mô hình và giải pháp nhìn chung cũng còn nhiều hạn chế.

Trước các thách thức này, chúng tôi tập trung ưu tiên các nguồn lực cả về kỹ thuật, công nghệ và tài chính để xây dựng và triển khai các giải pháp có tầm nhìn và triết lý theo nguyên tắc “thuận thiên”. Đó là tôn trọng quy luật tự nhiên xuyên suốt quá trình thiết kế và triển khai các mô hình thích ứng theo tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế. Bên cạnh đấy chúng tôi cũng tận dụng các nguồn lực để huy động sự hỗ trợ của các chuyên gia, cán bộ khoa học có kinh nghiệm, kiến thức sâu trong lĩnh vực quản lý rác thải để hỗ trợ các địa phương, bao gồm hỗ trợ nâng cao, tăng cường năng lực cho các bên liên quan, giáo dục cho học sinh và tăng cường nhận thức cho cộng đồng.

Xin cảm ơn bà

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang bắt đầu oi nóng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Để xua tan không khí oi bức, người dân trên địa bàn thôn Lại Đà đã dành những tình cảm trân quý, tận tay pha nước mát, mở quạt dọc tuyến đường vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng nay (25/7), lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Cùng thời gian trên, lễ viếng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...