Khởi nghiệp từ niềm tự hào về “quốc bảo” của người Việt

Chia sẻ

Sinh ra ở vùng núi rừng Hòa Bình, có cơ hội tiếp xúc với nhiều cây dược liệu và bài thuốc dân gian quý hiếm, chị Phạm Mỹ Hạnh đã ấp ủ mong muốn sẽ đi sâu vào nghiên cứu và phát triển dược liệu quý của người Việt. Thế rồi khi một người bạn mắc bạo bệnh và được chữa khỏi nhờ dùng sâm Ngọc Linh, chị quyết định chọn cây sâm Ngọc Linh để khởi nghiệp

Nữ doanh nhân Phạm Mỹ HạnhNữ doanh nhân Phạm Mỹ Hạnh

Đến nay, chị đã trở thành một trong các nữ doanh nhân tiêu biểu của Thủ đô, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) chuyên về nghiên cứu, trồng và phân phối các sản phẩm sâm Ngọc Linh và một số loại dược liệu khác.

Chị Hạnh nhớ lại, thời điểm mới bắt đầu khởi nghiệp, “tài sản” lớn nhất của chị chính là niềm tự hào, sự trân trọng rất lớn dành cho cây sâm Việt. Không được đào tạo về dược, chị đã tự đọc rất nhiều sách vở, tài liệu và tìm gặp các chuyên gia hàng đầu về sâm Ngọc Linh ở Việt Nam. Chị còn khăn gói theo chân những người dân bản địa lên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, nơi duy nhất trên thế giới tìm thấy loại sâm quý hiếm này. Đó là những ngày mưa đường đất trơn trượt, hôm thì nắng gắt cháy da, chưa kể vắt, muỗi rừng nhiều vô kể, hay phải đi bộ lên núi cao 1200-1600m khi đường lên chưa có…Chị còn được chứng kiến điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt của người trồng sâm khi phải sinh sống trong những túp lều không điện, cả tuần mới được xuống núi mua đồ một lần …

Chị Phạm Mỹ Hạnh chọn khởi nghiệp từ niềm tự hào về Chị Phạm Mỹ Hạnh chọn khởi nghiệp từ niềm tự hào về "quốc bảo" của người Việt

Hiểu về sâm Ngọc Linh, chị Hạnh rất trăn trở khi nhiều người khi có nhu cầu dùng sâm vẫn tìm tới sâm ngoại. Trong khi đó, sâm Ngọc Linh chứa tới hơn 50 hợp chất saponin có tính kháng  axit, kháng khuẩn, kháng ung thư, đặc biệt tốt cho sức khỏe của con người nên còn được mệnh danh là loại sâm tốt nhất thế giới.

Từ đó, chị khao khát sớm đưa loại sâm “quốc bảo” của người Việt không chỉ tới với người Việt mà còn khẳng định tên tuổi trên bản đồ sâm thế giới. Hiểu về cuộc sống của người trồng sâm, chị có thêm mong muốn sẽ làm điều gì đó giúp họ nâng cao mức sống.

Năm 2017, MHG đã ra đời. Thời gian đầu, MHG liên kết với các hộ trồng sâm Ngọc Linh tại Kon tum tại Nam Trà Mi, sau đó đã tự phát triển vùng trồng sâm rộng trên 100ha tại Măng Đen, 60 ha tại núi Nam Trà Mi, tỉnh Quảng Nam với hơn 300.000 cây sâm  Ngọc Linh. Với phương châm phát triển bền vững, chủ động kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, MHG đã đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp số hoá trong quản lý vùng trồng, hướng dẫn người dân tham gia phát triển với quy mô lớn hơn, hiện đại hơn.

Mỗi cây sâm đều được gắn một mã định danh duy nhất, toàn bộ quá trình canh tác thu hoạch và chế biến sâm được ghi chép nhật ký điện tử để đảm bảo rõ nguồn gốc, chất lượng. Dự án phát triển vùng trồng sâm và chế biến các sản phẩm sâm Ngọc Linh cũng đã tạo việc làm ổn định cho trên 200 hộ dân vùng cao, dân tộc thiểu số và người lao động, cải thiện điều kiện sinh hoạt tốt nhất có thể cho họ như làm đường mòn với các bậc thang thuận tiện cho việc lên núi, có điện sinh hoạt và nguồn nước sạch để họ yên tâm sinh sống, chuyên tâm chăm sóc cây sâm.

Nữ doanh nhân Phạm Mỹ Hạnh tâm sự, có thể đạt được những thành công hôm nay, MHG đã trải qua không ít khó khăn, từ việc tìm kiếm vùng trồng dược liệu, nghiên cứu chế biến cũng như tìm kiếm đầu ra cho sâm Ngọc Linh. Để thuyết phục khách hàng tin dùng sản phẩm sâm Ngọc Linh, chị Mỹ Hạnh đã đem cả uy tín, tài sản công ty “đảm bảo” 100% sản phẩm sâm khi đưa ra thị trường không pha tạp chất và được bảo tồn nguyên tinh chất quý giá của sâm 6 năm tuổi… 

Dần dần, sâm Ngọc Linh của MHG  đã khẳng định được chất lượng, có mặt ở hầu  khắp các tỉnh/thành trên cả nước thông qua 14 showroom, đại lý. Trong đó, riêng sản phẩm từ sâm Ngọc Linh đã có gần 10 loại như sâm củ, rượu sâm, nước sâm, trà túi sâm, lương khô sâm, bánh quy kem sâm, lương khô sâm… đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Các sản phẩm của MHG đã được trao giải “Sản phẩm vàng vì sức khoẻ cộng đồng”, MHG được nhận danh hiệu “văn hóa doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu”…

Không chỉ làm tốt công việc kinh doanh, nữ doanh nhân Phạm Mỹ Hạnh còn được biết tới với các hoạt động xã hội thể hiện trách nhiệm của một doanh nhân với cộng đồng.

 Đặc biệt, 2 năm qua, MHG đã tích cực tham gia các chiến dịch phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, hỗ trợ kinh phí cho các bếp ăn phục vụ lực lượng tuyến đầu chống dịch, khu cách ly. MHG dưới sự lãnh đạo của nữ doanh  nhân Phạm Mỹ Hạnh còn có sự gắn bó với Hội LHPN Hà Nội, luôn tích cực đồng hành cùng tổ chức Hội trong các chương trình thiện nguyện, chia sẻ với phụ nữ, trẻ em khó khăn, hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em”, “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” …

Nữ doanh nhân Phạm Mỹ Hạnh tâm sự, phụ nữ làm kinh doanh có phần vất vả hơn so với nam giới khi cả hai cùng phải giải quyết khối lượng công việc như nhau, nhưng sau đó, chị em còn đảm nhiệm trọng trách giữ lửa hạnh phúc của gia đình.

Với chị, sự nghiệp quan trọng nhất vẫn là sự nghiệp làm mẹ. Vì vậy, có thời điểm bận rộn với hàng núi công việc, chị vẫn luôn dành thời gian cho các con, sau đó mới tiếp tục ngồi vào bàn làm việc tới gần sáng. Chị thấy rằng, khi người phụ nữ khẳng định được mình trong gia đình và ngoài xã hội, họ sẽ nhận được gấp bội niềm tin, sự nể trọng của mọi người.

Năm 2022, nữ doanh nhân Phạm Mỹ Hạnh tâm sự sẽ là năm của  niềm tin và nhiều khát vọng với MHG. Đó là công ty sẽ nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng với doanh thu cán mốc ngàn tỷ đồng; phấn đấu lọt top doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam. Cùng với đó, MHG sẽ tiếp tục tập trung phát triển Sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ đạo, mở rộng các hình thức kinh doanh mới dựa trên việc khai thác thế mạnh của cây Sâm Ngọc Linh như tổ chức dịch vụ sinh thái, tour du lịch nghỉ dưỡng kết hợp thăm vườn trồng sâm Ngọc Linh…

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(PNTĐ) - Ngày 29/3, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Unicef tại Việt Nam tổ chức tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã của các ngành: Lao động - thương binh và xã hội, Công an, Giáo dục và đào tạo, Thông tin và truyền thông.
Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

(PNTĐ) - Tranh tường bích họa với tên gọi “Tự hào một dải non sông”  Hà Nội - Điện Biên Phủ xưa và nay với diện tích 70m2 do Đoàn phường Nhân Chính phối hợp cùng Hội CCB phường, khu dân cư Đình và Đoàn cơ sở Viện thiết kế - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, Đoàn trường THPT Nhân Chính thực hiện.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.