Làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai: Chủ động thích ứng, vượt qua khó khăn

Chia sẻ

Những tháng qua, do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, người dân làm nón làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai đã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, đặc biệt là vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, họ vẫn yêu nghề và cố gắng duy trì sản xuất, chủ động tìm kiếm cơ hội bứt phá khi dịch đi qua.

Làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội nổi tiếng cả nước với nghề làm nón lá truyền thống. Ở làng Chuông, hầu như nhà nào cũng làm nón, đó là nghề mưu sinh chính của người dân trong làng. Hiện nay, nhu cầu sử dụng nón không nhiều như trước nên giá thành sản phẩm của nón lá cũng rẻ hơn (trung bình khoảng 50.000 đồng/chiếc). Nhiều vùng miền khác cũng làm nón nên nón làng Chuông đứng trước thách thức cạnh tranh với các loại nón lá khác trên thị trường.

Ảnh 2: Đôi bàn tay khéo léo đan nón của một tiểu thương tại đình làng Chuông. Ảnh: Minh Hiền Đôi bàn tay khéo léo đan nón của một tiểu thương tại đình làng Chuông. Ảnh: Minh Hiền

Đặc biệt là những tháng đầu năm 2020, do sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 khiến kinh tế suy giảm, sức mua giảm sút, thị trường tiêu thụ bị chững lại, nhiều đơn hàng bị hủy bỏ, ảnh hưởng lớn đến làng nghề và thu nhập của các hộ sản xuất. “Cái khó ló cái khôn”, người dân làng Chuông đã thay đổi tư duy trong quảng bá, cách giới thiệu sản phẩm thủ công nghiệp của mình, vượt qua khó khăn kinh tế chung của cả nước.

Bà Hoàng Thị Tuyết- người gắn bó với nghề nón gần 40 năm qua cho biết: Hiện tại, tình hình dịch bệnh đã lắng xuống, hoạt động sản xuất của làng nghề cũng đã ổn định. Thời điểm này được xem là thích hợp để những người thợ lớn tuổi thạo nghề truyền thụ lại cho con cháu, hướng dẫn thế hệ trẻ học nghề để tự làm nên những vật dụng thiết yếu nhất và tham gia sản xuất, tăng thêm thu nhập cho các thành viên trong gia đình.

Tuy nhiên để tồn tại, duy trì việc sản xuất và xuất khẩu nón lá làng Chuông ra thị trường quốc tế là điều không dễ dàng. Những chiếc nón làng Chuông đẹp nhất giao động từ 100.000 đồng/chiếc, còn lại bình quân 50.000-70.000 đồng/chiếc; trừ chi phí, người thợ nón thu nhập khoảng 70.000 đồng/ngày. Trước đại dịch, cơ sở sản xuất của nghệ nhân Tạ Thu Hương xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu 5.000-6.000 chiếc nón lụa và nón thêu phong cảnh/1 năm. Tuy nhiên, lượng bán 6 tháng đầu năm giảm khoảng 20% so với mọi năm do chịu tác động của dịch COVID-19.

Nhưng cách mà người làng Chuông chọn để không bỏ nghề là đổi hướng đi. Vốn là những người thợ cần cù, sáng tạo, các nghệ nhân, thợ giỏi vẫn miệt mài sáng tạo các mẫu mã mới, ứng dụng công nghệ cải tiến chất liệu, xây dựng hướng phát triển thị trường, chuẩn bị các điều kiện để phục hồi sản xuất khi dịch bệnh đi qua. Họ sáng tạo, cho ra các ý tưởng thiết kế mới với nhiều mẫu mã đẹp hơn. Các loại nón cũng được đăng tải bán trên các trang thương mai điện tử như Lazada, Shopee, Sendo… giá bán từ 150.000 đến 200.000 đồng/chiếc, mở rộng cách tiếp cận khách hàng, bắt kịp xu thế. Bên cạnh các loại  truyền thống như: nón cổ, nón chóp, nón quai thao thì người làng Chuông còn thiết kế cho ra những sản phẩm nón lạ mắt như người dân đã đâu tư công phu, tỉ mỉ, trang trí đẹp, bắt mắt, được thị trường đón nhận.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tuy nâng niu chiếc nón quai thao được cách điệu. Ảnh: Minh HiềnNghệ nhân Nguyễn Văn Tuy nâng niu chiếc nón quai thao được cách điệu. (Ảnh: Minh Hiền)

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tuy cho biết: “Chúng tôi tin tưởng dịch bệnh qua đi, sản xuất nón làng chuông sẽ quay trở lại hoạt động. Mặc dù có gặp khó trong mùa dịch, chính quyền xã cũng đã hỗ trợ chúng tôi duy trì sản xuất và cung cấp sản phẩm truyền thống ra thị trường, tìm kiếm đối tác, nhận các đơn hàng lớn từ một số tỉnh”.Nhưng rước những khó khăn dịch bệnh, các hộ làm nón làng Chuông mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước. Và, điều khiến các hộ làm nón lo ngại với quy mô sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, nên khó tiếp cận được nguồn vốn vay hỗ trợ. 

Nụ cười hồn hậu, lạc quan của bà Hoàng Thị Tuyết - gần 40 năm bán nón tại đình làng Chuông. Ảnh: Minh HiềnNụ cười hồn hậu, lạc quan của bà Hoàng Thị Tuyết - gần 40 năm bán nón tại đình làng Chuông. (Ảnh: Minh Hiền).

Nón lá làng Chuông đang tự đổi mình để thế giới biết đến một nón làng Chuông mang hồn người Việt. Chỉ có thay đổi nhận thức, tư duy như cách mà nón làng Chuông gửi thông điệp đến bạn bè quốc tế mới có thể gìn giữ và phát triển nghề truyền thống hiệu quả.

                                                                         MINH HIỀN

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên - địa chỉ đỏ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Điện Biên - địa chỉ đỏ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(PNTĐ) - Trong không khí nhộn nhịp của Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 và các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mảnh đất Điện Biên anh hùng là địa chỉ đỏ không thể bỏ lỡ trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đến Điện Biên dịp này, du khách hòa mình vào không khí đặc biệt trong những ngày tháng lịch sử.
Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Điện Biên Phủ anh hùng

Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Điện Biên Phủ anh hùng

(PNTĐ) - Thực hiện Kế hoạch số 84/KH-BCA-X03 ngày 26/02/2024 của Bộ Công an về tổ chức phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) Đoàn công tác của Cụm Thi đua số 2 – Bộ Công an gồm 05 đơn vị do đồng chí Thiếu tướng Phạm Đăng Khoa, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh làm Trưởng đoàn đã tổ chức các hoạt động sinh hoạt chính trị, dân vận, tuyên truyền phổ biến pháp luật tại tỉnh Điện Biên.