Lan toả lối sống thuần chay góp phần bảo vệ môi trường

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Lan toả lối sống thuần chay góp phần bảo vệ môi trường đó là nội dung cuộc tọa đàm về "Ăn chay với cuộc sống an lành và môi trường tươi đẹp" tổ chức sáng ngày 30/5.

Toạ đàm do Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉ đạo, Thánh Thất Cao đài Thủ đô Hà Nội tổ chức. Tại buổi toạ đàm, GS Thượng Mai Thanh, Trưởng Quản Thánh thất Cao Đài Thủ đô Hà Nội chia sẻ: Chúng tôi hy vọng những ý kiến thảo luận, chia sẻ tại buổi tọa đàm sẽ mở ra những giải pháp mới thiết thực, hiệu quả để góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Chúng ta cần cùng nhau cam kết có những hành động cụ thể để lan tỏa những thông điệp đó đến cộng đồng xã hội vì cuộc sống tốt lành và môi trường tươi đẹp.

Lan toả lối sống thuần chay góp phần bảo vệ môi trường  - ảnh 1
Đại biểu các tôn giáo ký cam kết bản ghi nhớ  của các tôn giáo về bảo vệ môi trường.

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Phó tổng thư ký Hội đồng Tinh thần tôn giáo Baha'i Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tinh thần tôn giáo Baha'i Hà Nội: Chủ đề ăn chay với cuộc sống lành mạnh và môi trường tươi đẹp không chỉ là một khẩu hiệu, hay một xu hướng văn hóa nhất thời mà là một chủ đề sâu sắc gắn liền với tương lai sống còn của nhân loại. Việc thay đổi lối sống thay đổi thói quen tiêu dùng trong đó có việc lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh thân thiện với môi trường là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Tôi mong rằng, những tiếng nói từ các tôn giáo tại buổi tọa đàm này sẽ không chỉ dừng lại ở khuyến nghị đạo đức, mà sẽ trở thành một phần thực chất trong chính sách truyền thông và hành động cụ thể của toàn xã hội.

Ông Đoàn Hồng Minh, Ủy viên ban Quản trị Thánh đường hồi giáo Al-Noor cho rằng: trong tháng Ramadan, người hồi giáo thực hiện việc ăn chay trong thời gian 1 tháng. Với người hồi giáo, việc ăn chay này là cách để hoàn thành nhiệm vụ của một công dân sống có trách nhiệm. Những nỗ lực nhỏ nhất cũng có thể tạo ra ảnh hưởng có thể tạo ra sự thay đổi và tác động đến môi trường xung quanh trách nhiệm của họ là quan tâm đến sự thịnh vượng của hành tinh mà loài người đang sống. 

Lan toả lối sống thuần chay góp phần bảo vệ môi trường  - ảnh 2
Lan toả lối sống thuần chay góp phần bảo vệ môi trường  - ảnh 3
Các đại biểu tham luận tại Toạ đàm.

Tại buổi tọa đàm,  đại diện các tôn giáo, các đại biểu cũng đã cùng nhau chia sẻ những quan điểm sâu sắc về mối liên hệ giữa việc thực hành ăn chay với một cuộc sống an lành và một môi trường tươi đẹp. Các ý kiến thảo luận đa chiều đã mang đến những góc nhìn mới mẻ, khơi gợi những giải pháp thiết thực và hiệu quả, hứa hẹn góp phần giải quyết những thách thức cấp bách về ô nhiễm môi trường mà xã hội đang phải đối mặt. Với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, buổi tọa đàm góp phần để các cấp, ngành trong Thành phố có những định hướng dài hạn, từng bước thực hiện thành công mục tiêu bảo vệ môi trường đã được đề ra. Ông Trương Văn Nhung, Trưởng Ban Dân tộc Tôn giáo Ủy ban MTTQVN TP. Hà Nội nhấn mạnh tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang ở mức nghiêm trọng, các tôn giáo cùng với Đảng và Nhà nước hãy chung tay hành động trong công tác bảo vệ môi trường. Ông bày tỏ mong muốn cộng đồng ưu tiên sử dụng thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch và cam kết có những hành động cụ thể để lan tỏa thông điệp đến mọi người, hướng tới một cuộc sống an lành và một môi trường tươi đẹp, xây dựng Thủ đô ngày càng "văn hiến, văn minh, hiện đại, nhân dân hạnh phúc".

Trong số các đơn vị đóng góp cho sự kiện lần này có Dharma Voices for Animals (DVA) - Tổ chức Tiếng nói Phật pháp vì Động vật. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế duy nhất hoạt động trong lĩnh vực quyền động vật từ góc nhìn Phật giáo, với mong muốn chấm dứt nỗi khổ của động vật bằng cách thúc đẩy lối sống thuần chay và không gây hại, phù hợp với giáo lý từ bi của Đức Phật. Tại Việt Nam, DVA đã và đang triển khai nhiều hoạt động như tổ chức lớp học nấu ăn chay, gieo duyên cho các sự kiện trồng cây, ăn chay, các chiến dịch bảo vệ động vật và bảo vệ môi trường. Sự đồng hành của DVA góp phần làm phong phú thêm góc nhìn nhân văn và liên tôn trong cuộc tọa đàm  lần này.

Tại buổi toạ đàm, GS Thượng Mai Thanh thông qua bản ghi nhớ của các Tôn giáo về bảo vệ môi trường. Theo đó, các tôn giáo đã thống nhất chọn ngày 30/5 hàng năm là "Ngày ăn chay chung tay bảo vệ môi trường". Trong ngày này, các tín đồ được khuyến khích thực hành ăn chay, được khuyến khích tích cực trồng cây xanh; ưu tiên sử dụng đồ dùng cá nhân khi ra ngoài (như cốc, chai, bát, đũa...), hạn chế tối đa việc dùng đồ nhựa một lần và túi ni lông; đồng thời chủ động phân loại rác thải, không vứt rác bừa bãi. Hàng năm, các tôn giáo sẽ cùng nhau thực hiện ít nhất một công trình phúc lợi xã hội tập trung vào bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

(PNTĐ) - Báo chí là một kênh thông tin mạnh mẽ, không chỉ truyền tải các câu chuyện về thành công của phụ nữ mà còn tạo ra không gian để tôn vinh và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM). Thông qua các bài viết, phóng sự hoặc chiến dịch truyền thông, báo chí giúp xóa bỏ định kiến giới, khuyến khích phụ nữ tự tin theo đuổi đam mê và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ bình đẳng trong lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN).
Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

(PNTĐ) - Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, báo chí luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào cách mạng. Đối với công tác phụ nữ, báo chí vừa là công cụ truyền tải thông tin, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng và những đóng góp quan trọng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực, vừa là kênh truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

(PNTĐ) - Trong đợt cao điểm đấu tranh, đẩy lùi, ngăn ngừa tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều hộ kinh doanh đã đóng cửa, không buôn bán gì. Hàng hoá được nhập về cầm chừng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trà trộn với hàng có chứng từ hợp lệ để nguỵ trang, gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra.