Lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi

Chia sẻ

Ngày 8/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Hoàng Trung Hải đã có buổi tiếp đại diện các hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam.

 
Lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi - ảnh 1
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu tại buổi làm việc

 
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Hoàng Trung Hải đã có buổi tiếp đại diện các hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam, do Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc dẫn đầu, để lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi.
 
Tại buổi làm việc, từ góc độ tiếp cận thực tiễn, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam đã nêu một số vấn đề kiến nghị Quốc hội xem xét trước khi thông qua để bảo đảm Bộ luật Lao động sửa đổi có những quy định thực tế, hài hòa, bảo vệ lợi ích các bên trong quan hệ lao động, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và thực hiện tiến bộ xã hội. Trong đó, những vấn đề chủ đạo bao gồm các quy định về khung giờ làm thêm, hợp đồng lao động, học nghề, tập nghề, chấm dứt hợp đồng lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, kỷ luật lao động, đình công, giấy phép lao động cho người nước ngoài, ưu đãi đối với cán bộ, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở...
 
 
Đánh giá cao sự chủ động của VCCI cũng như của đại diện các hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cho rằng, các ý kiến được nêu trong buổi làm việc đã giúp Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội nắm bắt được quan điểm từ nhiều phía, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng luật của Quốc hội. Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, những nội dung đóng góp cho dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi vẫn cần có những điều chỉnh theo hướng sắc sảo, thuyết phục, vĩ mô hơn, qua đó, chứng minh được việc sửa đổi các chính sách xuất phát từ lợi ích quốc gia, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
 
Theo Hà Nội Mới

Tin cùng chuyên mục

Về miền hoa Ban

Về miền hoa Ban

(PNTĐ) - Là tỉnh địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, Điện Biên thường được nhắc đến với vẻ đẹp hoang sơ, trùng điệp của núi non, những đỉnh đèo, biển mây, nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, lễ hội truyền thống... Với những tiềm năng, lợi thế to lớn, Điện Biên đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc cũng như cả nước; là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

(PNTĐ) - Đã có nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em mặc dù cơ quan chức năng xác định có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đành phải tạm đình chỉ điều tra vì chứng cứ yếu, thiếu chứng cứ hoặc không xác định được bị can gây án. Nhiều gia đình phải ngậm đắng nuốt cay, còn bị hại phải gánh chịu hệ quả tâm lý nặng nề.
Đàn chim Lạc trở về

Đàn chim Lạc trở về

(PNTĐ) - Đã thành thông lệ vào những dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3), ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5..., rất nhiều kiều bào yêu nước lại về thăm quê hương. Sau những năm tháng chiến tranh, Việt Nam giờ đây đã trở thành mảnh đất lành cho những “đàn chim Lạc” (loài chim mỏ dài  bay quanh mặt trời khắc trên trống đồng Đông Sơn) trở về cội nguồn đoàn tụ.
Nữ chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Nữ chiến sĩ Điện Biên năm xưa

(PNTĐ) - Trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ, phụ nữ đã đóng góp trên 2,3 triệu ngày công, góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử của dân tộc. Những thiếu nữ đó đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, không một thoáng lưỡng lự, không một phút ngần ngại, đắn đo để thực hiện nghĩa vụ cao cả: Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.