Lịch trình cung rước. chiêm bái xá lợi Đức Phật ở Hà Nội

MAI CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Dự kiến 15h chiều 13/5, xá lợi Phật (bảo vật quốc gia Ấn Độ) sẽ được rước từ núi Bà Đen (Tây Ninh) về chùa Quán Sứ (Hà Nội).

Theo đó, xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được cung rước từ sân bay quốc tế Nội Bài, rồi đi qua các tuyến đường chính tại thủ đô Hà Nội như: cầu Nhật Tân, Võ Chí Công, Đào Tấn, Trần Nhân Tông, Lê Duẩn, Kim Mã, Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo và an vị tại chùa Quán Sứ.

Lịch trình cung rước. chiêm bái xá lợi Đức Phật ở Hà Nội - ảnh 1

Đến 18h cùng ngày, đoàn thực hiện nghi lễ cung rước xá lợi Phật đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm như: Lý Thường Kiệt, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Bà Triệu... rồi trở về chùa Quán Sứ.

Lịch trình cung rước. chiêm bái xá lợi Đức Phật ở Hà Nội - ảnh 2

Ngày 14 đến 16/5, xá lợi Phật sẽ được tôn trí tại tầng 1 hội trường chùa Quán Sứ để Phật tử và nhân dân thập phương đến chiêm bái, đỉnh lễ. Chùa mở cửa cho khách thập phương chiêm bái xá lợi từ 7h đến 21h30. Sau đó, xá lợi Phật sẽ được cung rước về chùa Tam Chúc - tỉnh Hà Nam (nơi từng đăng cai Đại lễ Vesak 2019) rồi trở về Ấn Độ.

 
Lịch trình cung rước. chiêm bái xá lợi Đức Phật ở Hà Nội - ảnh 3
Lịch trình cung rước xá lợi Phật về chùa Quán Sứ - Hà Nội. Ảnh: BTC

Trước đó, chiều 8/5, lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có cuộc họp với các Sở, Ban, Ngành của TP. Hà Nội về triển khai lễ cung rước và tôn trí xá lợi Phật Thích Ca - quốc bảo của Ấn Độ tại chùa Quán Sứ từ ngày 13/5 đến 16/5. Chư tôn đức và đại diện các Sở, Ngành đã bàn bạc và thống nhất nhiều vấn đề trọng tâm liên quan tới công tác chuẩn bị cho sự kiện cung rước Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ.

Với sự chuẩn bị chu đáo, lễ cung rước Xá Lợi Phật tại chùa Quán Sứ hứa hẹn sẽ là điểm nhấn thiêng liêng, lan tỏa tinh thần từ bi và trí tuệ của Phật giáo đến đông đảo quần chúng nhân dân.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người thắp sáng lửa nghề cho nhà báo trẻ

Người thắp sáng lửa nghề cho nhà báo trẻ

(PNTĐ) - Nhà báo Lê Thị Túy là một trong những thế hệ Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô từ những ngày tờ báo còn non trẻ. Thời điểm ấy, mang tâm thế xây dựng một tờ báo có tầm trong công cuộc đổi mới của đất nước, bà đã làm báo với ngọn lửa nghề đầy tâm huyết. Và mỗi thế hệ phóng viên, nhà báo của Báo Phụ nữ Thủ đô sau này vẫn luôn được bà thắp sáng ngọn lửa nghề bằng sự đồng hành, dẫn dắt, chỉ bảo.
BTV, MC Anh Thư: Làm báo với tôi là một “cơ duyên“!

BTV, MC Anh Thư: Làm báo với tôi là một “cơ duyên“!

(PNTĐ) - Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 hằng năm là dịp để tôn vinh những người làm báo. Với các nhà báo nữ, họ không chỉ xuất sắc trên mặt trận văn hóa tư tưởng mà còn là những người mẹ đảm đang, làm tốt vai trò trong gia đình. Nhân dịp này, BTV, MC Anh Thư của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (PT&TH Hà Nội) có những chia sẻ với Báo Phụ nữ Thủ đô về chuyện phụ nữ làm báo.
Nhà văn, nhà báo Lý Thị Trung: Người đặt nền móng cho sự ra đời Báo Phụ nữ Thủ đô

Nhà văn, nhà báo Lý Thị Trung: Người đặt nền móng cho sự ra đời Báo Phụ nữ Thủ đô

(PNTĐ) - Nhà văn, nhà báo Lý Thị Trung, nay đã bước vào tuổi 96, được bạn đọc biết đến và đồng nghiệp yêu mến là một cây bút lão niên trưởng thành qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bà đã gắn bó với nghiệp cầm bút từ khi mới chỉ là cô nữ sinh 15 tuổi đi theo cách mạng, là học viên khóa 1 Lớp dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Về với cội nguồn báo chí cách mạng

Về với cội nguồn báo chí cách mạng

(PNTĐ) - Trên con phố Văn Minh yên tĩnh giữa lòng Quảng Châu, thành phố sôi động của miền Nam Trung Quốc, có một địa chỉ trầm mặc lưu lại những dấu ấn mở đầu cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Đó là căn nhà số 248 - 250, nơi gần một thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh Nguyễn Ái Quốc đã từng ngày viết báo, mở lớp giảng chính trị, gây dựng tổ chức và đặt những viên gạch đầu tiên cho nền báo chí cách mạng Việt Nam.