Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội cho người lao động

Chia sẻ

Sau hơn 2 tiếng, buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Giải đáp pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội" do báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm tổ chức sáng ngày 16/4/2021 đã giúp cho nhiều công chức, viên chức, người lao động nâng cao kiến thức pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội.

Các chuyên gia giải đáp  nhiều câu hỏi  về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội của người lao độngCác chuyên gia giải đáp nhiều câu hỏi về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội của người lao động.

Tham gia tổ tư vấn có các chuyên gia Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; ông Tạ Văn Dưỡng, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Văn Hà, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Mở đầu buổi giao lưu, anh Trần Minh Tuấn, Chủ tịch Công đoàn Cung Thiếu nhi Hà Nội đã chia sẻ về những khó khăn đang diễn ra tại chính đơn vị mình. Từ năm 2020, do tác động của dịch Covid-19, Cung Thiếu nhi Hà Nội không có tiền để trả lương cho người lao động. Vì thế, Cung đã phải cho khoảng 100 người nghỉ việc không lương, tinh giản 11 người, trong đó có 2 trường hợp đang mắc bệnh phải điều trị. Từ vị trí của Chủ tịch Công đoàn bảo vệ chăm lo quyền, lợi ích của đoàn viên, anh Tuấn băn khoăn việc hai lao động này bị tinh giản khi đang mắc bệnh là có đúng quy định không?

Đông đảo công chức, viên chức, người lao động tham gia buổi giao lưuĐông đảo công chức, viên chức, người lao động tham gia buổi giao lưu.

Theo chuyên gia Tạ Văn Dưỡng, theo quy định của pháp luật, trong điều kiện ảnh hưởng dịch bệnh Covid- 19, thiên tai, địch họa thì người sử dụng lao động có thể tạm dừng hợp đồng lao động nhưng phải được sự đồng ý của người lao động. Cung Thiếu nhi tinh giản 11 người lao động do tác động của dịch bệnh không trái quy định của Luật nhưng phải lập phương án, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp Luật quy định không được tinh giản như người đang mắc bệnh, phụ  nữ đang mang thai, đang nuôi con nhỏ… Với 2 trường hợp người lao động bị bệnh nặng, nếu nghỉ để điều trị liên tục từ 12 tháng trở lên, hoặc nghỉ điều trị bệnh liên tục quá nửa thời gian ký hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động mới được tinh giản.

Câu  hỏi của chị Trịnh Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần EH Food Việt Nam lại mang tới cho người nghe nhiều kiến thức bổ ích. Chị Bình chia sẻ một lao động nam của công ty có vợ sinh non. Người mẹ sau đó được ra viện còn con vẫn phải nằm trong lồng kính. Tuy nhiên, sau đó em bé đã chết nhưng bệnh viện không cấp giấy chứng tử bé cho gia đình còn người bố cũng không được nhận chế độ thai sản. Bà Bình cho rằng, dù chế độ thai sản không nhiều nhưng như vậy là không đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Về vấn đề này, chuyên gia Dương Thị Minh Châu cho rằng, người bố nếu có tham gia bảo hiểm thì sau khi vợ sinh, chỉ cần nộp giấy chứng sinh là sẽ được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, BHXH sẽ chỉ thanh toán chế độ trong vòng 30 ngày kể từ ngày người vợ sinh con. Ngoài ra, người lao động vẫn được hưởng quyền lợi là 2 tháng lương cơ sở.

Luật sư Nguyễn Văn Hà lưu ý thêm thêm về tư cách pháp lý của em bé sau khi được sinh ra. Nếu trẻ qua đời trong vòng 24h từ lúc được sinh ra thì trẻ đó không cần phải khai sinh. Nhưng nếu trẻ mất sau 24h thì bắt buộc gia đình vẫn phải thực hiện quy trình khai sinh khai tử. Bệnh viện từ chối xác nhận trẻ thì gia đình có thể kiện bệnh viện ra tòa án.

Tại buổi giao lưu, nhiều lao động đã hỏi về những chế độ, chính sách liên quan đến quá trình công tác của bản thân mình như chị Trần Thị Minh Thủy, trường Mầm non Tuổi thơ  băn khoăn mình đã đóng bảo hiểm xã hội được 30 năm thì có thể xin nghỉ theo chế độ tinh giảm biên chế được không?

Theo chuyên gia Dương Thị Minh Châu, theo quy định, người lao động có thể nghỉ 5 năm trước tuổi với điều kiện người lao động suy giảm khả năng lao động 61% hoặc có 15 năm làm các công việc nặng nhọc, độc hại hoặc ở vùng kinh tế khó khăn có phụ cấp 0,7% trở lên.

Tại buổi đối thoại, các chuyên gia cũng đã giúp các công chức, viên chức, người lao động tìm hiểu về một số điểm mới trong Bộ luật Lao động 2019 so với Bộ luật Lao động năm 2012 về hợp đồng lao động. Theo đó theo Bộ luật Lao động năm 2012 có các loại hợp đồng lao động mùa vụ, hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trong khi đó, Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ còn 2 hình thức là hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đây là thông tin hữu ích mà người lao động cần biết vận dụng vào trường hợp của mình.

HOÀNG LAN 

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.