Ngành du lịch Việt Nam: 63 năm khẳng định vị thế là ngành kinh tế quan trọng

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trải qua 63 năm (9/7/1960-9/7/2023) xây dựng và phát triển, ngành du lịch Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, khẳng định vị thế và kỳ vọng của Đảng và Nhà nước.

Ngành du lịch Việt Nam: 63 năm khẳng định vị thế là ngành kinh tế quan trọng - ảnh 1
Khách du lịch tham quan Nhà sàn và ao cá Bác Hồ

 

Ngày 9/7/1960, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Nghị định số 26 về việc thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương. Cột mốc này đánh dấu sự ra đời của ngành du lịch - một ngành kinh tế mới.

Trải qua chiến tranh cho đến khi đất nước giải phóng, đổi mới và phát triển, ngày càng nhiều cơ chế, chính sách từ trung ương đến địa phương được triển khai thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch.

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả nước được đầu tư ngày càng mạnh mẽ, năm 1990 mới có 350 cơ sở với 16.700 buồng, đến năm 2019 đã có 30.000 cơ sở lưu trú du lịch với 650.000 buồng.

Năm 2019, Việt Nam có trên 40.000 doanh nghiệp du lịch, khoảng 1,5 triệu lao động trực tiếp và khoảng 2,5 triệu lao động gián tiếp. Đội ngũ doanh nghiệp lữ hành quốc tế ngày càng lớn mạnh, năm 2019 cả nước có 2.667 doanh nghiệp, so với 4 doanh nghiệp, năm 2005 có 428 doanh nghiệp.

Năm 1990, Việt Nam đón khoảng 250.000 lượt khách du lịch quốc tế. Con số này tăng trưởng đến 72 lần vào năm 2019, đạt hơn 18 triệu lượt. Ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là giai đoạn đỉnh cao từ 2015 - 2019, trung bình đạt 22,7% mỗi năm.

Tương tự, ở thị trường nội địa, lượng khách tăng 85 lần từ một triệu lượt vào năm 1990 lên 85 triệu lượt vào năm 2019. Tổ chức Du lịch thế giới xếp ngành du lịch Việt Nam vào hàng tăng trưởng cao nhất trên thế giới.

Tổng thu từ khách du lịch năm 2019 đạt 755 nghìn tỉ đồng; đóng góp 9,2% GDP và còn tạo ra động lực thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển. Du lịch đã thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Ngành du lịch góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi diện mạo của nhiều vùng đất, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa; thúc đẩy giao lưu và hội nhập quốc tế; tăng cường mối quan hệ và tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Đối mặt với Covid-19, du lịch là ngành kinh tế bị ảnh hưởng sớm nhất và nặng nề nhất. Nỗ lực vượt qua khó khăn trong đại dịch, Việt Nam chính thức mở cửa đón khách quốc tế trở lại từ ngày 15/3/2022. Sự kiện này đánh dấu bước đầu phục hồi của ngành du lịch. Trong năm 2022, thị trường nội địa phục vụ lượng khách tăng vọt đến 101,3 triệu lượt, vượt cả con số kỷ lục năm 2019 - trước đại dịch.

Ngành du lịch Việt Nam: 63 năm khẳng định vị thế là ngành kinh tế quan trọng - ảnh 2
Đoàn du khách Thái Lan đến tham quan viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hà Nội

Bước sang năm 2023 không ít thách thức trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với nguy cơ suy thoái, ngành du lịch vẫn từng bước tiếp tục đà phục hồi.

Tiếp nối đà phục hồi, 6 tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch quốc tế đạt gần 5,6 triệu lượt, tương đương 69% kế hoạch năm. Khách du lịch nội địa đạt 64 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 343 nghìn tỷ đồng.

Theo dữ liệu từ Google, trong 6 tháng đầu năm, lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam liên tục tăng trong tốp đầu thế giới, từ vị trí thứ 11 lên vị trí thứ 6 hiện nay. Việt Nam là điểm đến duy nhất trong Đông Nam Á nằm ở nhóm này.

Với những thành tựu nổi bật, Việt Nam đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng quốc tế danh giá. Trong 5 năm qua, Việt Nam được giải thưởng du lịch thế giới World Travel Awards 3 lần tôn vinh là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới, 5 lần nhận danh hiệu Điểm đến Golf tốt nhất thế giới; 4 lần là Điểm đến hàng đầu châu Á. Tổng cục Du lịch 3 lần được trao giải thưởng Cơ quan quản lý du lịch hàng đầu châu Á.

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Chỉ số năng lực phát triển du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52 trên toàn cầu, tăng 8 bậc so với năm 2019, nằm trong nhóm 3 quốc gia tăng nhanh nhất thế giới.

Vừa qua, tại kỳ họp lần thứ 5 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã chính thức thông qua chính sách mới về thị thực và xuất nhập cảnh tạo thuận lợi thu hút khách quốc tế, ngành du lịch kỳ vọng đây sẽ là động lực lớn để thúc đẩy tăng trưởng thị trường du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới.

Từ 1/7/2023, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam chính thức đi vào hoạt động và đã sẵn sàng tâm thế cùng toàn ngành bước vào thời kỳ phát triển mới, quyết tâm khẳng định vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Sân bay Tân Sơn Nhất đón lượng khách kỷ lục trong ngày cao điểm Tết Nguyên đán 2025

Sân bay Tân Sơn Nhất đón lượng khách kỷ lục trong ngày cao điểm Tết Nguyên đán 2025

(PNTĐ) - Ngày 24/1, sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) dự kiến phục vụ 1.002 chuyến bay với hơn 150.000 lượt khách, đánh dấu ngày có lượng khách cao nhất kể từ đầu cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán 2025. Trong số này, có 500 chuyến bay đi và 502 chuyến bay đến, vượt xa dự báo trước đó (970 chuyến bay).
Hà Nội: Mưa nhẹ và mù bao phủ, không khí lạnh tăng cường trước Tết

Hà Nội: Mưa nhẹ và mù bao phủ, không khí lạnh tăng cường trước Tết

(PNTĐ) - Thời tiết Hà Nội hôm nay có mưa nhẹ rải rác và tình trạng mù bao phủ vào sáng sớm và chiều tối, khiến tầm nhìn giảm nhẹ trên các tuyến đường. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiệt độ trong ngày dao động từ 18°C - 25°C, độ ẩm không khí đạt mức cao, trên 85%, tạo cảm giác ẩm ướt và se lạnh.
Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ: Tiên phong xây dựng đô thị văn minh với phong trào “Tuổi cao - Gương sáng”

Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ: Tiên phong xây dựng đô thị văn minh với phong trào “Tuổi cao - Gương sáng”

(PNTĐ) - Đến nay, Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ đã thu hút hơn 90% người cao tuổi trên địa bàn tham gia Hội, đồng thời thành lập hơn 20 Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau. Với phong trào “Tuổi cao - Gương sáng”, Hội không chỉ phát huy vai trò tích cực của người cao tuổi trong cộng đồng mà còn tiên phong trong xây dựng phường đạt chuẩn đô thị văn minh và bảo vệ môi trường sống bền vững.
Vụ đánh ngư phủ ở Kiên Giang: Không tìm thấy thi thể, có đủ căn cứ xử lý về tội Giết người?

Vụ đánh ngư phủ ở Kiên Giang: Không tìm thấy thi thể, có đủ căn cứ xử lý về tội Giết người?

(PNTĐ) - Theo LS Trần Thị Thanh Lam, Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, trong vụ việc ngư phủ bị đánh chết rồi vứt xác xuống biển ở Kiên Giang, do chưa tìm được xác của nạn nhân nên việc chứng minh tội phạm cần thận trọng để đảm bảo vụ việc được giải quyết khách quan, công bằng, đúng pháp luật.