Ngày Xuân nghĩ về truyền thống gia đình

PV
Chia sẻ

(PNTĐ) - Việc đón Tết cổ truyền đã trở thành ngày hội đặc biệt trong gia đình, dòng họ. Công việc chuẩn bị cho ngày Tết thể hiện qua hình ảnh quây quần bên nồi nấu bánh chưng; hình ảnh những chợ hoa, chợ Tết tấp nập người mua sắm; trẻ em có quần áo mới; những ông đồ bày mực sẵn cho việc xin chữ; gia đình đoàn tụ, sum họp bên nhau những ngày Tết... Chính những điều đó đã làm nên giá trị truyền thống trong văn hóa của người Việt, đưa mọi người lại gần nhau hơn, làm đậm hơn tình cảm gia đình.

Bao đời nay, dân tộc Việt Nam coi trọng truyền thống gia đình, coi gia đình là mái ấm, là chiếc nôi dưỡng dục con người từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành.

Ông cha ta đã tạo dựng một nền nếp gia phong như con cháu có hiếu với ông bà, cha mẹ; vợ chồng thủy chung, anh em đoàn kết thuận hòa, kính trên nhường dưới, nghĩa tình, yêu thương... Ðó là tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, gia đình Việt có những thay đổi nhưng nền nếp gia phong vẫn là cơ sở để gia đình Việt Nam phát triển.

Ngày Xuân nghĩ về truyền thống gia đình - ảnh 1
Ngày Tết là ngày của sự đoàn tụ, là ngày để mọi người trở về với gia đình của mình. Ảnh Thanh Nhàn

Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng trong văn hóa người Việt. Dù ở thời điểm nào, giá trị văn hóa Tết vẫn luôn được bảo tồn và phát huy qua các phong tục truyền thống như: thăm mộ tổ tiên, gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa đón Tết; cúng giao thừa… Ngày Tết Nguyên Đán là lễ hội của dân tộc và cũng là ngày hội của gia đình. Ý nghĩa đoàn tụ được thể hiện ngay từ đêm cúng Giao Thừa đến lễ cúng gia tiên ngày mùng một Tết, con cháu cùng sum họp…

Việc đón Tết cổ truyền đã trở thành ngày hội đặc biệt trong gia đình, dòng họ. Công việc chuẩn bị cho ngày Tết thể hiện qua hình ảnh quây quần bên nồi nấu bánh chưng; hình ảnh những chợ hoa, chợ Tết tấp nập người mua sắm; trẻ em có quần áo mới; những ông đồ bày mực sẵn cho việc xin chữ; gia đình đoàn tụ, sum họp bên nhau những ngày Tết... Chính những điều đó đã làm nên giá trị truyền thống trong văn hóa của người Việt, đưa mọi người lại gần nhau hơn, làm đậm hơn tình cảm gia đình.

Ngày Tết là ngày của sự đoàn tụ, là ngày để mọi người trở về với gia đình của mình. Từ rất xa xưa, người Việt chúng ta đã biết thờ cúng ông bà, tổ tiên của mình. Dù có nghèo khó đến mấy, mọi gia đình đều cố gắng sắm sửa một vài mâm cỗ để cúng ông bà, tổ tiên, mời ông bà tổ tiên cùng về đón Tết với con cháu. Việc làm này đã tác động sâu sắc vào tâm thức của những người con đất Việt, nhắc nhở mọi người nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, làm cho lòng hiếu thảo trong mỗi người con được tiếp thêm sức mạnh, được nuôi lớn không ngừng.

Với người Việt, xưa nay, bữa cơm chính là khoảnh khắc sum họp, là nơi thể hiện sự tôn trọng, yêu thương, chăm sóc của mỗi thành viên trong gia đình. Con trẻ thể hiện sự kính trọng với ông bà, cha mẹ qua từng cử chỉ ăn uống. Bữa cơm sum họp ngày Tết càng trở nên đặc biệt bởi nó không chỉ đơn giản là cung cấp những món ăn có chất lượng cuộc sống mà còn giáo dục lối sống lành mạnh cho con cái. Bữa cơm ngày Tết được xem như là linh hồn của sự đoàn kết, yêu thương nuôi dưỡng tâm hồn con người, tạo nên tình cảm thắm thiết giữa các thế hệ trong gia đình. Đó cũng là lúc hai từ "sum họp” trọn vẹn ý nghĩa nhất. Bữa cơm gia đình ngày Tết trở thành kỷ niệm mà mỗi người luôn mang theo, trở thành hành trang trong lao động, học tập.

Năm mới thêm tuổi mới, cũng là dịp để con cháu tổ chức lễ mừng thọ ông bà cha mẹ lên các tuổi chẵn, tùy theo phong tục địa phương, có thể bắt đầu từ tuổi 60. Đây là một mỹ tục của dân tộc ta, thể hiện sự quan tâm, kính trọng của con cháu, của cộng đồng đối với người cao tuổi. Khi người già có mặt trong nhà với con cháu, đó là niềm hạnh phúc lớn. Lòng hiếu thảo không căn cứ vào mâm cao, cỗ đầy hay giá trị vật chất mà đặt lên trên hết là tình cảm gia đình, giáo dục con cháu bổn phận ăn ở có trước, có sau, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", hiếu lễ với ông bà, cha mẹ, nhân lên nét đẹp văn hóa "kính già, trọng lão" trong cộng đồng.

Một tập tục luôn được coi là nét đẹp truyền thống trong ứng xử của người Việt vào dịp Tết Nguyên đán là “Mùng Một tết cha, mùng Hai tết mẹ, mùng Ba tết thầy”. Đây là biểu hiện lòng kính trọng, biết ơn với cha mẹ đã có công sinh thành, với thầy giáo có công dưỡng dục. Biểu hiện ấy không chỉ là nét đẹp văn hóa dạy con người lòng biết ơn, sống có trước có sau mà còn thể hiện một xã hội có nền nếp, tôn ti trên dưới.

Bao đời nay, “Về quê ăn Tết” không phải là một khái niệm thông thường là đi hay về, mà là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn, mảnh đất chôn nhau cắt rốn, mỗi năm chỉ có một lần. Sự sum vầy của gia đình Việt mỗi dịp tết cổ truyền không chỉ là câu chuyện của một gia đình và không chỉ mang nặng giá trị tình cảm. Đó còn là giá trị giáo dục đạo đức, văn hóa và cũng chính là vấn đề sống còn, bền vững của một quốc gia dân tộc. Giữ gìn nét đẹp truyền thống gia đình chính là góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống đương đại, làm cho mọi người càng thêm yêu quê hương, đất nước, càng gắn bó mật thiết với gia đình, với cộng đồng và sống có trách nhiệm hơn với quá khứ, với hiện tại và tương lai./.

Theo dangcongsan.vn

Theo https://dangcongsan.vn/chao-xuan-tan-suu-2021/phong-tuc-tet/ngay-xuan-nghi-ve-truyen-thong-gia-dinh-574533.html

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang bắt đầu oi nóng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Để xua tan không khí oi bức, người dân trên địa bàn thôn Lại Đà đã dành những tình cảm trân quý, tận tay pha nước mát, mở quạt dọc tuyến đường vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng nay (25/7), lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Cùng thời gian trên, lễ viếng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...