Người lao động đi làm sớm sau sinh có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

PNTĐ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Khi người lao động nghỉ thai sản thì công ty không phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), tuy nhiên trường hợp người lao động đi làm sớm lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản thì có phải đóng BHXH không?

Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”.

Người lao động đi làm sớm sau sinh có phải đóng bảo hiểm xã hội không? - ảnh 1
Lao động nữ đi làm sớm sau sinh vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định (ảnh minh họa).

Khoản 2c Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2025 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, quy định: Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”.

Khoản 4,5,6 Điều 42 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định:

“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động”.

Như vậy, theo quy định trên thì lao động nữ đi làm sớm sau sinh vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định, khi đó người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Vì vậy, công ty trong trường hợp này phải đóng BHXH cho người lao động.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hơn 30 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024

Hơn 30 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024

(PNTĐ) - Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) vừa tổ chức Lễ tổng kết chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cụm thi đua số 4 (Bộ Công an) tổng kết phong trào thi đua năm 2024

Cụm thi đua số 4 (Bộ Công an) tổng kết phong trào thi đua năm 2024

(PNTĐ) - Chiều ngày 2/12/2024 tại Hà Nội, các cơ quan gồm Cơ quan cảnh sát điều tra, Cục Cảnh sát hình sự, Cục Cảnh sát kinh tế, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy thuộc Cụm Thi đua số 4, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc năm 2024.
Nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, giúp dân tộc Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới

Nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, giúp dân tộc Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 284-KH/TU ngày 29/11/2024 về việc triển khai đợt sinh hoạt chính trị “Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” trong toàn Đảng bộ thành phố.