Nhiều kiến nghị thiết thực tại Toạ đàm phát huy vai trò của báo chí trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tọa đàm “Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, gắn với cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” do Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức ngày 26/6 đã đón nhận rất nhiều những kiến nghị hay, thiết thực để việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trên báo chí được hiệu quả hơn, có nhiều bước tiến hơn.

Toạ đàm được tổ chức với mong muốn góp thêm một giá trị với sứ mệnh mà báo chí được trao là nhằm lan tỏa, phát huy hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng, của Thành phố đi vào cuộc sống, ở đây là Chương trình 06/CT-TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh và Chỉ thị 30/CT-TU của Thành Ủy Hà Nội về Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; cũng như Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” của Hội LHPN Hà Nội phát động nhằm xây dựng Thủ đô “Văn hiến- Văn minh- Hiện đại”. 

Nhiều kiến nghị thiết thực tại Toạ đàm phát huy vai trò của báo chí trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh - ảnh 1
Không khí buổi Toạ đàm.

Có thể nói, gần 20 tham luận, bài phát biểu được trình bày, được gửi đến tọa đàm đều được chuẩn bị hết sức công phu, kỹ lưỡng, không chỉ cho thấy trách nhiệm mà còn cả sự tâm huyết của các Sở, ban, ngành, các tòa soạn báo, các cấp Hội Phụ nữ, các chuyên gia đối với sự nghiệp xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hướng đến xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện mà Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. 

Với hai phần Tọa đàm: Phần 1 - Vai trò của Báo chí truyền thông trong tuyên truyền Chương trình 06//CT-TU và Chỉ thị 30/CT-TU về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Phần 2 - Hiệu quả của công tác báo chí truyền thông trong xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới, Cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp, Tọa đàm đã làm rõ về vai trò, mối quan hệ giữa báo chí và việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng người phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp.

Điều đáng ghi nhận là các bài phát biểu, tham luận đã đem đến rất nhiều những chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp, đề xuất thiết thực nhằm phát huy hiệu quả tuyên truyền trên báo chí. 

PGS.TS Bùi Hoài Sơn đề xuất 7 giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong đó đề nghị chú ý đến việc tăng cường phổ biến việc giáo dục giá trị rộng rãi trên mọi phương tiện truyền thông truyền thống (báo chí, phát thanh, truyền hình) và truyền thông mới (website, mạng xã hội trên Internet...) kết hợp với các kênh truyền thông khác (panô, áp-phích, các điểm công cộng, phương tiện giao thông), đa dạng hóa phương thức tuyên truyền trên báo chí…..

Đồng chí Phạm Thanh Học chỉ đạo các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội tiếp tục đổi mới, sáng tạo và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân Thủ đô về vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Thủ đô và cả nước, nhân rộng và lan tỏa những tấm gương điển hình, người tốt, việc tốt, những giá trị văn hóa tốt đẹp, khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô trong bối cảnh mới.

Sở VHTT Hà Nội thì đề nghị bản thân các cơ quan báo chí cũng phải quán triệt thực hiện nghiêm túc những quy định xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, mong muốn các phóng viên, biên tập viên là những tấm gương trong tuyên truyền phổ biến, lan tỏa những hành động ứng xử văn minh, những nét thanh lịch của Người Hà Nội. 

Nhiều kiến nghị thiết thực tại Toạ đàm phát huy vai trò của báo chí trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh - ảnh 2
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, TBT Báo Kinh tế đô thị đóng góp những ý kiến nhận được sự tán đồng của các đại biểu tham dự.

Tham gia Tọa đàm, các cơ quan báo chí đều nhiệt tình chia sẻ những kinh nghiệm hay nhất của mình trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đồng thời cũng đã nêu những kiến nghị rất xác đáng mà tôi nghĩ sẽ là những đóng góp quan trọng cho Thành phố trong công tác hoạch định chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. 

Báo Nhân Dân đề xuất trong thực hiện Quy tắc ứng xử, mỗi năm nên chọn một hay một số chủ đề để tập trung tuyên truyền, tạo khâu đột phá trong thực hiện; đồng thời chủ trương thông tin về những chủ đề này sớm đối với báo chí để có thể triển khai những đợt tuyên truyền hiệu quả. Thí dụ như vấn đề nếp sống văn minh tại chợ truyền thống, tại nhà ga, bến xe còn nhiều bất cập thì có thể chọn làm chủ đề cho năm tới.

Báo Hanoimoi đưa ra 5 định hướng tuyên truyền thời gian tới trong đó tập trung vào phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong gia đình, định hướng lối sống cho giới trẻ, nâng cao giáo dục lịch sử… cũng là hướng đi các báo có thể học hỏi; Với những trăn trở về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trên môi trường mạng, báo Kinh tế và Đô thị đề xuất cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để quản lý, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra…

Khi phát hiện sai phạm, cần có chế tài đủ mạnh để có sức răn đe, xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật trên môi trường mạng.

Bên cạnh đó một ý kiến mà PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập báo Kinh tế đô thị đưa ra nhận được sự đồng tình của hầu hết các đại biểu là Thành phố nên tổ chức các đợt tập huấn cho những nhà báo viết về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh để hiểu sâu về văn hoá hơn, chuyển tải mới thực sự trúng mục đích.

Hay như chuyên đề An ninh Thủ đô đưa ra 11 giải pháp phát huy hiệu quả tuyên truyền trong đó gây ấn tượng là việc coi trọng việc xây dựng hình tượng những người mẹ, người chị có sức lan tỏa mạnh trong “vườn hoa” Người tốt, việc tốt của Thủ đô…

Nhiều kiến nghị thiết thực tại Toạ đàm phát huy vai trò của báo chí trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh - ảnh 3
Chuyên viên cao cấp Hà Thanh Vân, Phó GĐ Học viện Phụ nữ Việt Nam tham luận với nhiều ý kiến hay và thiết thực đối với xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. 

Trong phần tọa đàm, thảo luận về tuyên truyền xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới, xây dựng người phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp, chúng ta cũng đã được đón nhận những ý kiến rất đáng chú ý.

Bà Hà Thanh Vân, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam đề nghị khi khai thác hình ảnh về phụ nữ trên Báo chí có 5 dạng cần TRÁNH, cùng với đó bà cũng chỉ ra 6 điều NÊN trong việc tuyên truyền xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới trên báo chí.

TS Phạm Thị Mỵ cũng đã có những chia sẻ hết sức thực tế, sắc sảo về chính tấm gương những nhà báo nữ trong xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới.

Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” là sự cụ thể hóa của các Chương trình, Chỉ thị xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Mỗi chặng đường thành công của Cuộc vận động cũng đều ghi nhận sự vào cuộc tuyên truyền của báo chí truyền thông.

Tham luận của Hội LHPN Hà Nội có những đánh giá rất kỹ lưỡng về vai trò của báo chí đóng góp tích cực trong việc thực hiện Chương trình số 06-CT/TU của Thành uỷ và Cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp nói riêng, trong đó nhấn mạnh đến đã có những bài viết phân tích, bình luận về thực trạng văn hóa ứng xử của phụ nữ Thủ đô, chỉ ra những mặt còn hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục. 

Qua các tham luận, chúng tôi cũng rất ấn tượng với Hội LHPN Quận Ba Đình đã thấu hiểu sâu sắc vai trò của báo chí, Hội đã xuất bản ấn phẩm Nét đẹp phụ nữ Ba Đình đăng tải các bài viết về các mô hình, phần việc, những gương tập thể, cá nhân tiêu biểu của các cấp Hội LHPN quận Ba Đình làm tài liệu để các cấp Hội chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau…

Bà Đinh Thị Phương Liên, Chủ tịch Hội LHPN quận Ba Đình cũng đưa ra ý kiến khiến các đồng chí lãnh đạo, các toà soạn báo không khỏi trăn trở đó là với thời đại 4.0 hiện nay, mạng xã hội lấn át các phương tiện truyền thông chính thống, vậy thì báo chí phải làm sao để có thể phát huy tốt nhất vai trò của mình trong bối cảnh này. Đây cũng là trăn trở của báo chí nói chung và câu hỏi này sẽ tiếp tục thúc đẩy các toà soạn tìm những giải pháp, sáng kiến mới trong cuộc đua thông tin khốc liệt hiện nay. 

Nhiều kiến nghị thiết thực tại Toạ đàm phát huy vai trò của báo chí trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh - ảnh 4
Nhà báo Vương Minh Huệ, TBT tạp chí Người Hà Nội đóng góp ý kiến.

Những ý kiến đóng góp quý báu được đưa ra tại Tọa đàm này sẽ trở thành tài liệu quan trọng trong việc phát huy hiệu quả vai trò của báo chí truyền thông trong việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, gắn với cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”. 

Các tòa soạn báo, các cơ quan, Hội LHPN các cấp… sẽ có những học hỏi lẫn nhau về cách làm hay, góp phần đắc lực hơn nữa trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng Thủ đô “Văn hiến- Văn minh- Hiện đại”.

Hy vọng các đề xuất, kiến nghị tại Tọa đàm sẽ được các cơ quan quản lý tiếp thu và ghi nhận các đề xuất, kiến nghị đến từ các cơ quan báo chí, các chuyên gia để việc thực hiện Chương trình 06/CT-TU, Chỉ thị 30/CT-TU ngày càngthấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.

Tin cùng chuyên mục

Hành trình khẳng định năng lực, vị thế

Hành trình khẳng định năng lực, vị thế

(PNTĐ) - Bức tranh bình đẳng giới thời 4.0 đã có nhiều đổi khác. Ở đó, có thể thấy bóng dáng nhiều chị em tài năng, bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm với mơ ước kiếm tiền chính đáng để không ngừng nâng cấp cuộc sống.
Thành công nhờ hậu phương tiếp sức

Thành công nhờ hậu phương tiếp sức

(PNTĐ) - Hiện nay, khi thị trường mở cửa, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng lắm, để có thể khởi nghiệp thành công không đơn giản. Nhưng, nhờ có quyết tâm, cộng thêm sự đồng thuận của vợ chồng mà họ đã gặt hái được trái ngọt.
  Lần đầu tiên tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công mức 35,7%

Lần đầu tiên tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công mức 35,7%

(PNTĐ) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có thông tin về Nghị định số 77/NĐ-CP về điều chỉnh mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được điều chỉnh từ 2.055.000 đồng lên mức 2.789.000 đồng (tăng 35,7%).
Thăm nơi Bác Hồ viết  “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” tại làng lụa Vạn Phúc

Thăm nơi Bác Hồ viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” tại làng lụa Vạn Phúc

(PNTĐ) - Ngày 2/7/2024, Chi bộ Ban Tổ chức – Kiểm tra, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt giáo dục truyền thống cho đảng viên chi bộ đến thăm "địa chỉ đỏ" tại nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.