Lừa đảo qua điện thoại:

Nhiều nạn nhân vẫn sập bẫy chiêu lừa cũ

TUỆ MẪN
Chia sẻ

(PNTĐ) -Hình thức lừa đảo qua điện thoại dù đã được cảnh báo nhưng gần đây vẫn có thêm nhiều nạn nhân sập bẫy, trong đó nhiều người bị mất hàng tỷ đồng, bao nhiêu cơ nghiệp phút chốc biến mất chỉ sau vài dòng tin nhắn…

Nhiều nạn nhân vẫn sập bẫy chiêu lừa cũ - ảnh 1
Một nạn nhân đến cơ quan chức năng trình báo bị chiếm đoạt tiền sau khi nghe 
điện thoại Ảnh: Công an TP Hà Nội

Ngày 7/11, Công an quận Long Biên (Hà Nội) tiếp nhận trình báo của bà D (69 tuổi, trú tại quận Long Biên) về việc bà nhận được cuộc gọi từ số máy lạ. Đối tượng tự xưng là Đại tá Công an và dọa bà D liên quan đến một đường dây mua bán trái phép chất ma túy, sau đó yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra. Do lo sợ, bà D làm theo thì ít phút sau phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất gần 6 tỷ đồng.

Cũng vì sập bẫy chiêu lừa này mà chị N.T.H.T (trú tại TP Hồ Chí Minh) đã bị mất khoản tiết kiệm online 2,1 tỷ đồng tại ngân hàng sau khi nghe cuộc gọi của người tự xưng nhân viên nhà mạng đề nghị hỗ trợ nâng cấp sim và làm theo đối tượng.

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Đoàn (Hệ thống Luật sư X) cho rằng đây là hành vi vi phạm pháp luật. Luật sư Đoàn khuyến cáo khi gặp đối tượng giả mạo công an, Cục Viễn thông… qua điện thoại, người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo, dứt khoát từ chối làm việc qua điện thoại. “Đặc biệt, người dân tuyệt đối và không vội vàng cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân như số điện thoại, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, địa chỉ cư trú, mã OTP, tài khoản ngân hàng hoặc tải app, chuyển tiền vào tài khoản lạ hoặc ấn vào đường link mà các đối tượng yêu cầu. Khi nghe điện cần ghi âm lại toàn bộ nội dung cuộc gọi, sau đó nếu thấy nghi ngờ cần trình báo ngay sự việc tới cơ quan công an nơi gần nhất và cảnh báo tới người thân và những người xung quanh để chủ động phòng ngừa”- luật sư Đoàn khuyên.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, thời gian gần đây tình trạng cuộc gọi rác có chiều hướng tăng, đặc biệt nhiều cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo cơ quan Nhà nước, tổ chức nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.

Theo thống kê 9 tháng đầu năm 2022, tổng đài 5656 do Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) quản lý, vận hành, đã tiếp nhận gần 203.000 lượt phản ánh thông qua hình thức gọi điện, nhắn tin. Trong đó, 25.476 lượt phản ánh tin nhắn rác (giảm 10,6 % so với cùng kỳ năm 2021), cuộc gọi rác là 177.473 (tăng 34,2%). Nội dung phản ánh về cuộc gọi đòi nợ, có dấu hiệu lừa đảo chiếm 12,5%. Số tin nhắn rác đã chặn được khoảng 458,7 triệu tin (tăng 67,2% so với cùng kỳ năm 2021).

Trước tình trạng các cuộc gọi lừa đảo gia tăng, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy cần phải có một kênh tiếp nhận các thông tin phản ánh của khách hàng một cách thống nhất và thuận tiện nhất. Do đó, bên cạnh đầu số 5656 (cũ), Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các doanh nghiệp viễn thông đã thống nhất triển khai từ ngày 1/11/2022 mở rộng việc tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo thông qua hình thức cuộc gọi tới đầu số 156 (miễn phí).
“Cần phải có một đầu số, đầu mối để tiếp nhận phản ánh của người dân về các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, các cuộc gọi rác và tin nhắn rác. Khi có các cuộc gọi phản ánh, các nhà mạng sẽ tiếp nhận, phân loại và xử lý các nội dung này. Người dân khi gọi điện đến đây sẽ được tiếp nhận, giúp đỡ”, ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

(PNTĐ) - Việc tổ chức Phiên GDVL nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, là một trong số những giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường lao động Thành phố; hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động về thông tin thị trường lao động, tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn quận và khu vực lân cận.
Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

(PNTĐ) - Tây Hồ - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa còn tự hào với những đóng góp thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa của lớp lớp người cao tuổi. Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ đã và đang khẳng định vai trò là tổ chức xã hội uy tín, nơi các bậc cao niên tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, Thủ đô.
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.