Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những ai?

PNTĐ
Chia sẻ

(PNTĐ) -Bạn đọc Phạm Thị Hảo gửi thư lên hỏi Báo Phụ nữ Thủ đô:theo quy định hiện nay thì nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những ai?

Về việc này Báo Phụ nữ Thủ đô trả lời bạn như sau: 

1. Bảo hiểm y tế là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2014) thì bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008 để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

2. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những ai?

Theo Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP   (sửa đổi tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP) thì nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm:

(1) Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP .

(2) Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP  và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại (1) mục này.

(3) Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP  mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

3. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Theo Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP  quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế như sau:

* Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

- Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1Nghị định 146/2018/NĐ-CP .

- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;

- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. 

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

- Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP  

- Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP  

- Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP  

- Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;

- Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình quy định tại mục 2 như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

* Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

* Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP   có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

* Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP   đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại các Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP  thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau:

- Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; 

- Do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; 

- Do ngân sách nhà nước đóng; 

- Do người sử dụng lao động đóng.

- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế để đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm y tế, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và đóng góp của các đối tượng có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Quyết liệt tìm giải pháp duy trì mức sinh thay thế trên cả nước

Quyết liệt tìm giải pháp duy trì mức sinh thay thế trên cả nước

(PNTĐ) - Tổng tỷ suất sinh toàn quốc năm 2023 của Việt Nam là 1,96 con/phụ nữ, mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo, dẫn đến những hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, già hóa dân số nhanh và suy giảm quy mô dân số…
Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường” góp phần tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường” góp phần tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường

(PNTĐ) - Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường” năm 2024 do Báo Lao động tổ chức tại Hà Nội nhằm tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn, người lao động trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ba Đình tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức Dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên

Ba Đình tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức Dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên

(PNTĐ) -  Ngày 26/12, Ban chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Ba Đình phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức Hội thi Rung chuông vàng cho học sinh 13 trường THCS trên địa bàn quận với chủ đề “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khoẻ sinh sản Vị thành niên/thanh niên”.
“Khuyến sinh” để đảm bảo chất lượng dân số

“Khuyến sinh” để đảm bảo chất lượng dân số

(PNTĐ) - Trước tình trạng mức sinh giảm sâu tại một số vùng kinh tế-xã hội trọng điểm, mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất giải pháp nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp tại các vùng này. Một số địa phương cũng đã đề ra biện pháp khuyến khích phụ nữ sinh đủ 2 con để duy trì mức sinh thay thế.
Cần luật hoá khám sức khoẻ tiền hôn nhân

Cần luật hoá khám sức khoẻ tiền hôn nhân

(PNTĐ) - Chủ đề của Tháng hành động quốc gia về dân số năm 2024 là “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”, trong đó, “khám sức khỏe trước hôn nhân chuẩn bị hành trang đón thế hệ vàng” là 1 trong 5 thông điệp được đưa ra để ngành y tế và chính quyền các địa phương cùng chung tay thực hiện.