Những tấm bằng Đại học “ngủ đông”

NGỌC ÁNH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Những tấm bằng tốt nghiệp cử nhân loại Giỏi, thậm chí Xuất sắc giờ đây lại được “cất một góc” để làm “kỷ niệm”. Đây là một thực tế hiện nay, khi sinh viên ra trường không làm đúng với chuyên ngành được đào tạo.

Học một đằng, làm một nẻo

Tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ môi trường, Nguyễn Văn Minh (23 tuổi) cho biết mình đã đi làm làm nhân viên giao hàng được gần 1 năm nay. Dù đã tìm kiếm rất nhiều trên các website, hội nhóm tuyển dụng nhưng để có vị trí việc làm phù hợp với ngành học thì rất khó bởi nhu cầu tuyển dụng ở lĩnh vực mà Minh học quá ít ỏi.

Do không tìm kiếm được công việc sau khi ra trường, song vẫn phải trang trải cuộc sống ở thành phố nên Quân đã quyết định làm shipper để kiếm thu nhập.

“Rất buồn khi không có một công việc ổn định vì công sức, tiền bạc cho 4 năm đi học không phải ít. Khi còn đi học thì nghĩ sau khi ra trường đi làm, có thể gửi tiền về quê để đỡ bố mẹ. Nhưng giờ thì gần như không thể làm được việc đó" - Văn Minh tâm sự.

Những tấm bằng Đại học “ngủ đông” - ảnh 1
Nhân viên giao hàng là một trong những công việc mà sinh viên ra trường lựa chọn khi không tìm kiếm được việc làm.

Tương tự, đã ra trường được 2 năm nay, Hoàng Hải Anh (24 tuổi) tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Kế toán của một trong những trường đại học top đầu, chia sẻ công việc hiện nay của mình là nhân viên ở một cửa hàng thời trang tại Hà Nội. Thỉnh thoảng, Hải Anh có nhận công việc chụp ảnh để kiếm thêm thu nhập.

“Thời gian đầu sau khi ra trường, mình rất áp lực khi phải đi tìm việc. Mình đã rải CV trên dưới 40 công ty, nhưng rất ít nơi phản hồi lại – Hải Anh chia sẻ.

Theo Hải Anh, có rất ít bạn trong lớp đại học của mình làm đúng nghề Kế toán. Đa phần là làm những công việc khác không liên quan như kinh doanh online, tư vấn bất động sản…

Trường đại học không phải trường dạy nghề

Theo khảo sát của Jobs thay makesense Châu Á và Manpower (2024), một trong ba thách thức hàng đầu mà người Việt Nam phải đối mặt khi tìm kiếm việc làm đó là “Thiếu kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cần thiết”.

Với nhiều nhà tuyển dụng, kinh nghiệm làm việc trong CV chính là nơi đầu tiên họ tìm đọc, qua đó biết được những công việc mà ứng viên đã làm trước đó, cân nhắc xem ứng viên có phù hợp với vị trí cần tuyển dụng hay không.

Trong khi đó, sinh viên ở đại học mải mê học và bị cuốn theo các kỳ thi với mục tiêu tốt nghiệp cử nhân với một bảng điểm đẹp. Khi chuyển sang môi trường làm việc, họ cảm thấy bỡ ngỡ vì lý thuyết cách xa với thực tế. Học chưa đi đôi với hành, lại mất một thời gian để tìm hiểu làm quen. Nếu làm việc khác chuyên ngành công ty phải đào tạo lại từ đầu.

Do đó, đây là điểm hạn chế đối với sinh viên mới ra trường bởi những hoạt động xã hội hay nghiên cứu khoa học không đủ để thuyết phục nhà tuyển dụng. Lúc này, họ buộc phải xoay sở nhiều ngành nghề để trang trải cuộc sống.

Theo TS. Phan Văn Kiền, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc sinh viên làm trái ngành trái nghề.

Những tấm bằng Đại học “ngủ đông” - ảnh 2
TS. Phan Văn Kiền trao đổi nghiệp vụ với các bạn sinh viên.

Thứ nhất, người học quá lệ thuộc, đặt kỳ vọng vào bằng đại học, nên sau khi ra trường, đối mặt với thực tiễn thì bị bỡ ngỡ, thậm chí sốc văn hóa.

Cần lưu ý, trường đại học không phải là trường dạy nghề. Trường đại học chỉ cung cấp nền tảng tri thức và các nguyên lý, nguyên tắc sáng tạo, để sinh viên có thể có năng lực vận dụng vào từng lĩnh vực, từng công việc. Cho nên, sự thích nghi cũng như sáng tạo trong việc vận dụng tri thức để làm việc đòi hỏi năng lực ở mỗi sinh viên. Nếu chỉ trông chờ vào những gì học ở trường thì sẽ sớm bị thất vọng.

Thứ hai, sự xuất hiện và phát triển của các nền tảng công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội việc làm. Đồng nghĩa với việc sự sắp xếp, phân công lao động cũng biến động rất nhiều, là một trong những yếu tố dẫn đến thị trường lao động bão hòa.

Sinh viên cần được trang bị kỹ năng học tập suốt đời, thích nghi với sự thay đổi dù ở môi trường nào cũng có thể bắt nhịp chứ không chỉ là một nghề nghiệp cụ thể.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Vụ bác sĩ sát hại người tình rồi phân xác ở Đồng Nai: Đề nghị truy tố 3 tội danh

Vụ bác sĩ sát hại người tình rồi phân xác ở Đồng Nai: Đề nghị truy tố 3 tội danh

(PNTĐ) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai vừa ban hành kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, đề nghị truy tố bác sĩ Danh Sơn (36 tuổi, trú tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) về 3 tội danh: Giết người, Cướp tài sản và Tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(PNTĐ) - BHXH TP.Hà Nội đã khẩn trương, tập trung phối hợp với cơ sở KCB tạo mọi điều kiện, đảm bảo đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật… để hỗ trợ, chăm sóc, điều trị tốt nhất cho bệnh nhân bị thương trong vụ hỏa hoạn tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) vào tối 18/12/2024.
Khuyến cáo người dân cảnh giác không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo

Khuyến cáo người dân cảnh giác không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo

(PNTĐ) - Việc đầu tư vào các website, ứng dụng, sàn giao dịch tiền ảo tiềm ẩn nhiều nguy cơ do tiền ảo chưa được pháp luật Việt Nam công nhận. Do đó, để phòng tránh lừa đảo, người dân cần cảnh giác không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, website, ứng dụng đầu tư tiền ảo, đặc biệt là các sàn quảng cáo, hứa hẹn lợi nhuận cao hoặc cơ hội đầu tư hấp dẫn.