Phát triển công nghiệp chế biến, nâng tầm giá trị nông sản

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Việt Nam là một nước có nhiều sản phẩm nông sản đặc sản. Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thô sơ, thiếu liên kết, năng suất và hiệu quả, thu nhập sẽ rất hạn chế. Khắc phục tình trạng này, nhiều tỉnh thành trên cả nước như Đắk Nông đã quan tâm đến đầu tư cho khuyến công, công nghiệp hóa nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến, nâng tầm giá trị nông sản.

Nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, Đắk Nông được biết tới là tỉnh có nhiều nông sản như: Cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, cây ăn trái, rau củ quả… Nhưng, do chủ yếu là bán nông sản thô nên giá trị không cao. Để nâng tầm giá trị nông sản của địa phương, Đắk Nông đã quan tâm đến hoạt động khuyến công, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) sản xuất chế biến cà phê, góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

Phát triển công nghiệp chế biến, nâng tầm giá trị nông sản - ảnh 1
 Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng và chế biến cà phê mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh minh họa

Từ nguồn vốn khuyến công quốc gia và địa phương, Đắk Nông đã tập trung hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các đề án: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến cà phê bột, cà phê nhân, từ đó khuyến khích các cơ sở CNNT đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Thông qua hoạt động khuyến công, các cơ sở CNNT không chỉ được bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho quá trình sản xuất, kinh doanh, mà còn từng bước nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa; nhiều cơ sở được khuyến công hỗ trợ các chi phí để phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm.

Giai đoạn 2021-2025, mục tiêu của Đắk Nông là phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp là 14,52%/năm. Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 800 hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở tư nhân, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản. Trong đó, có 70 cơ sở sơ chế, chế biến và tiêu thụ ngành hàng nông sản, 26 kho đông lạnh với công suất 3.000 tấn.

Đặc biệt là, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp chặt chẽ với Ngành Công thương đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường nông sản trên thế giới thông qua tham tán thương mại ở các nước, tập trung thông tin một số thị trường truyền thống của hàng hóa nông sản chủ lực địa phương.

Ngoài ra, để phát triển cơ sở sơ chế, chế biến nông sản, ngành nông nghiệp tỉnh còn tập thực hiện chương trình hành động về phát triển các cơ sở sơ chế, chế biến và tiêu thụ nông sản, đáp ứng chuỗi liên kết giá trị gia tăng giai đoạn 2021-2025 mà UBND tỉnh đã ban hành.

Phấn đấu đến năm 2025, thu hút, hỗ trợ đầu tư phát triển mới từ 3 đến 4 nhà máy, cơ sở chế biến nông sản lớn theo hướng chuyên sâu, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng tầm nông sản địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

(PNTĐ) - 70 người cao tuổi phường Bồ Đề được hướng dẫn bài thể dục tránh ngã. Đây là chương trình thuộc dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số áp dụng mô hình Tsuyama" (JICA). Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về già hóa dân số, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.