Phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật ngày càng được quan tâm hỗ trợ pháp lý

Chia sẻ

Trong thời gian qua, một số địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các chính sách như trợ cấp, dạy nghề, tạo việc làm, các chương trình tiếp cận với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật.

Ngày 18/12, Hội Người khuyết tật TP.Hà Nội phối hợp với Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam (NCD) và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức hội thảo “Thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật”.

Toàn cảnh hội thảoToàn cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc, bà Dương Thị Vân – Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP.Hà Nội cho biết, hội thảo được tổ chức nhằm góp phần hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật. Đây cũng là một trong những hoạt động thuộc dự án “Nâng cao nhận thức pháp luật và tăng cường tiếp cận dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật tại 4 quận, huyện Hà Nội”. Dự án do Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (JIFF) tài trợ cho Hội Người khuyết tật TP.Hà Nội thực hiện trong năm 2019-2020.

Trong những năm qua, Hội Người khuyết tật TP.Hà Nội đã nhận được sự hỗ trợ của UBND TP.Hà Nội và các sở, ban, ngành, đặc biệt là Sở Tư pháp Hà Nội trong việc trợ giúp pháp lý tại 30 quận, huyện tại Hà Nội. Qua đó rất nhiều người khuyết tật đã được trợ giúp về mọi mặt trong cuộc sống.

Theo bà Đinh Thị Thụy - Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, trong thời gian qua đã có nhiều văn bản, chính sách, quy định của Việt Nam liên quan đến công tác phòng chống bạo lực cũng như phân biệt đối xử đối với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật được thể hiện ở Luật người khuyết tật; Luật Bình đẳng giới, tạo hành lang pháp lý để triển khai thực hiện công tác trợ giúp cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật.

Bà Thụy cho biết thêm, một số địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các chính sách như trợ cấp, dạy nghề, tạo việc làm, các chương trình tiếp cận với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật.

Nhờ đó, đến nay có khoảng trên 1 triệu người khuyết tật nặng, trong đó có phụ nữ khuyết tật và trẻ em gái khuyết tật được hưởng trợ cấp hàng tháng. Mỗi năm có khoảng 90% bà mẹ mang thai được khám sàng lọc trước khi sinh, 60% trẻ em được sàng lọc bẩm sinh, 60% trẻ em sơ sinh đến 6 tuổi được tiếp cận dịch vụ sàng lọc sớm sau sinh. Khoảng trên 2.000 người khuyết tật trong đó có phụ nữ, trẻ em khuyết tật tham gia phục hồi chức năng, được cung cấp trang thiết bị và học nghề.

Bà Phan Thị Quỳnh Như - Phó Trưởng ban Gia đình Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho hay, với chức năng của mình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, trong những năm qua, đã chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất, lồng ghép giới vào chính sách cũng như thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án. Các chương trình hoạt động sẽ chú trọng hỗ trợ, nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ, nhất là phụ nữ yếu thế, khuyết tật.

CHI ANH

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên - địa chỉ đỏ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Điện Biên - địa chỉ đỏ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(PNTĐ) - Trong không khí nhộn nhịp của Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 và các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mảnh đất Điện Biên anh hùng là địa chỉ đỏ không thể bỏ lỡ trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đến Điện Biên dịp này, du khách hòa mình vào không khí đặc biệt trong những ngày tháng lịch sử.
Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Điện Biên Phủ anh hùng

Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Điện Biên Phủ anh hùng

(PNTĐ) - Thực hiện Kế hoạch số 84/KH-BCA-X03 ngày 26/02/2024 của Bộ Công an về tổ chức phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) Đoàn công tác của Cụm Thi đua số 2 – Bộ Công an gồm 05 đơn vị do đồng chí Thiếu tướng Phạm Đăng Khoa, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh làm Trưởng đoàn đã tổ chức các hoạt động sinh hoạt chính trị, dân vận, tuyên truyền phổ biến pháp luật tại tỉnh Điện Biên.