Quản lý thị trường xử phạt 4 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu tại Hà Nội

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Các Tổ công tác Phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đồng loạt kiểm tra 4 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy và thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Qua đó, phát hiện và tạm giữ gần 3.500 sản phẩm là mỹ phẩm nhập lậu.

Dự kiến tổng số tiền các cơ sở phải nộp phạt vi phạm hành chính cho hành vi trên khoảng 300 triệu đồng.

Quản lý thị trường xử phạt 4 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu tại Hà Nội - ảnh 1
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra tại các cơ sở

(ảnh QLTT).

Ngày 9/6, Phòng Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) thuộc Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (PC03), Công an thành phố Hà Nội và một số Đội QLTT, thuộc Chi cục QLTT thành phố Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra tại 4 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các điểm kiểm tra tập trung tại các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy và thị xã Sơn Tây, gồm: Cơ sở kinh doanh mỹ phẩm số 5 (số 38 BT5, Khu đô thị sinh thái Xuân Phương, Nam Từ Liêm); Cơ sở mỹ phẩm - thực phẩm Linh Nấm (số 77 ngõ 59 Dương Khuê, Cầu Giấy); Cơ sở mỹ phẩm 9 (ngõ 58 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy); và một cơ sở khác của Linh Nấm tại số 67 Quang Trung, thị xã Sơn Tây.

Các điểm kinh doanh vẫn mở cửa đón khách như thường lệ trước khi Đoàn kiểm tra có mặt.

Ghi nhận tại hiện trường cho thấy, phần lớn khách hàng tại các điểm kinh doanh là người dân sinh sống trong khu vực lân cận.

Tại thời điểm kiểm tra, các hộ kinh doanh xuất trình cho Đoàn kiểm tra Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và một số hóa đơn chứng từ hợp lệ của sản phẩm kinh doanh tại Cửa hàng.

Tuy nhiên, Tổ công tác ghi nhận một lượng lớn sản phẩm trà trộn trong số hàng hóa hợp pháp. Sau khi đối chiếu hóa đơn, loại trừ các sản phẩm hợp pháp, Tổ công tác đã tạm giữ gần 3.500 sản phẩm mỹ phẩm là dầu gội, kem chống nắng, kem dưỡng da, không có hóa đơn, chứng từ, có dấu hiệu là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tổng trị giá hàng hóa vi phạm trên 187 triệu đồng. Với hành vi vi phạm như trên, dự kiến số tiền phạt vi phạm hành chính tại các điểm kinh doanh phải nộp tổng cộng trên 300 triệu đồng.

Trưởng phòng Nghiệp vụ QLTT, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước Trần Việt Hùng cho biết, đây là hoạt động nằm trong chuỗi biện pháp tăng cường kiểm tra, siết chặt quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của lực lượng Quản lý thị trường, đặc biệt đối với các mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng - nhóm sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nếu không đảm bảo nguồn gốc, chất lượng.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

(PNTĐ) - Báo chí là một kênh thông tin mạnh mẽ, không chỉ truyền tải các câu chuyện về thành công của phụ nữ mà còn tạo ra không gian để tôn vinh và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM). Thông qua các bài viết, phóng sự hoặc chiến dịch truyền thông, báo chí giúp xóa bỏ định kiến giới, khuyến khích phụ nữ tự tin theo đuổi đam mê và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ bình đẳng trong lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN).
Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

(PNTĐ) - Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, báo chí luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào cách mạng. Đối với công tác phụ nữ, báo chí vừa là công cụ truyền tải thông tin, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng và những đóng góp quan trọng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực, vừa là kênh truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

(PNTĐ) - Trong đợt cao điểm đấu tranh, đẩy lùi, ngăn ngừa tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều hộ kinh doanh đã đóng cửa, không buôn bán gì. Hàng hoá được nhập về cầm chừng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trà trộn với hàng có chứng từ hợp lệ để nguỵ trang, gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra.