Rà soát, đánh giá tác động về việc tắt sóng mạng di động công nghệ cũ

Chia sẻ

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) rà soát, thuyết minh, đánh giá tác động về việc tắt sóng mạng di động công nghệ cũ, xác định rõ lộ trình phù hợp với phổ cập điện thoại thông minh giá rẻ (tương thích công nghệ 5G) bảo đảm thuận lợi cho người dân.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về đề nghị phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Bộ TT&TT.

Rà soát, đánh giá tác động về việc tắt sóng mạng di động công nghệ cũ - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ TT&TT giải trình rõ việc đề nghị thay đổi từ Đề án Chuyển đổi số quốc gia thành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; làm rõ sự khác biệt giữa Chương trình này với Đề án xây dựng Chính phủ điện tử giai đoạn 2021 - 2025, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030.

Bổ sung, làm rõ phương pháp xác định, đo lường các mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn, trong đó tập trung vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế số, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và gắn kết trách nhiệm của các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức liên quan trong thực hiện nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình.

Bổ sung chuyển đổi số trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại (ứng dụng công nghệ sản xuất, nhà máy thông minh, thương mại điện tử,...), ưu tiên các lĩnh vực chuyển đổi số tác động trực tiếp tới đời sống của người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: ô nhiễm môi trường, dự báo thiên tai, lao động, việc làm...; đồng thời, làm rõ các giải pháp bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân.

Lược bỏ các nhiệm vụ, đề án đã và đang triển khai, nghiên cứu bổ sung chức năng, nâng cao năng lực đối với các Trung tâm, đơn vị hiện có (như Trung tâm liên kết về cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam,…) thay vì xây dựng mới Trung tâm nghiên cứu và đổi mới sáng tạo chuyển đổi số quốc gia; đồng thời, điều chỉnh cấu trúc, bố cục, không đưa các nội dung mang tính lý luận (về bối cảnh, thách thức, cơ hội, phương pháp tiếp cận) trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Để bảo đảm kinh phí thực hiện, sự phù hợp của các nhiệm vụ với phạm vi quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia cần xác định rõ nguồn vốn (trong đó có nguồn vốn đầu tư phát triển); phân kỳ đầu tư; lựa chọn lĩnh vực ưu tiên, cơ quan, đơn vị triển khai thí điểm trước khi triển khai diện rộng,… đề nghị lấy ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các nội dung này.

Lấy ý kiến của các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội để hoàn thiện Chương trình trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Thời gian trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2020.

Theo An Nguyên/Kinh tế Đô thị

Theo http://kinhtedothi.vn/ra-soat-danh-gia-tac-dong-ve-viec-tat-song-mang-di-dong-cong-nghe-cu-378412.html

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên - địa chỉ đỏ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Điện Biên - địa chỉ đỏ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(PNTĐ) - Trong không khí nhộn nhịp của Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 và các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mảnh đất Điện Biên anh hùng là địa chỉ đỏ không thể bỏ lỡ trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đến Điện Biên dịp này, du khách hòa mình vào không khí đặc biệt trong những ngày tháng lịch sử.
Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Điện Biên Phủ anh hùng

Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Điện Biên Phủ anh hùng

(PNTĐ) - Thực hiện Kế hoạch số 84/KH-BCA-X03 ngày 26/02/2024 của Bộ Công an về tổ chức phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) Đoàn công tác của Cụm Thi đua số 2 – Bộ Công an gồm 05 đơn vị do đồng chí Thiếu tướng Phạm Đăng Khoa, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh làm Trưởng đoàn đã tổ chức các hoạt động sinh hoạt chính trị, dân vận, tuyên truyền phổ biến pháp luật tại tỉnh Điện Biên.