Sắp tới, VNeID có thể sẽ tích hợp thêm nhiều tiện ích

NGUYỄN THẢO
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngoài những tiện ích đã có, tới đây VNeID có thể sẽ được tích hợp với các dịch vụ về ngân hàng, mua sắm, thanh toán, giáo dục, y tế...

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 04 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo.

Sắp tới, VNeID có thể sẽ tích hợp thêm nhiều tiện ích - ảnh 1
Rất nhiều tiện ích về các vấn đề như đất đai, bảo hiểm, tài chính, doanh nghiệp... tới đây sẽ được rà soát và đồng bộ trên ứng dụng VNeID. Ảnh: VGP

Cung cấp các tiện ích trên VNeID

Theo Thủ tướng, việc triển khai Đề án 06 là nội dung quan trọng, đột phá để thực hiện chiến lược, tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn. Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06 trong thời gian tới, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương.

Về nhiệm vụ chung, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các nhiệm vụ trong năm 2024, trong đó, ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 trong năm 2024, đề ra lộ trình để hoàn thành 9 nhóm mục tiêu của Đề án 06 trong giai đoạn 2023-2025. Bố trí kinh phí triển khai Đề án 06 đảm bảo hiệu quả, hoàn thành trong tháng 2/2024…

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì tham mưu trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xây dựng Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân và Luật dữ liệu trong Quý II/2024.

Bộ Công an cung cấp các tiện ích cho người dân, quản lý xã hội trên ứng dụng VNeID, đặc biệt là quản lý xã hội như tố giác tội phạm, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, khai báo tạm trú, tạm vắng…; tích hợp ứng dụng VNeID với các dịch vụ cho người dân như dịch vụ ngân hàng, mua sắm, thanh toán, giáo dục, y tế, tiện ích cho đối tượng yếu thế...

Bộ Tư pháp được giao kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các Cơ sở dữ liệu của ngành Tư pháp như Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc tịch, Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoàn thành trong tháng 6/2024. Bộ này cũng được giao chủ trì, phối hợp Bộ Công an triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID tại Thừa Thiên Huế trước khi đề xuất nhân rộng trên toàn quốc, hoàn thành trong Quý I/2024.

Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ và địa phương liên quan xây dựng Mô hình mẫu về Bộ phận một cửa cung cấp dịch vụ công theo hướng kết hợp bộ phận một cửa của các đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn, tổ chức thí điểm trong năm 2024. Cụ thể, thí điểm tại Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Bình Dương; sau đó đánh giá, tổng kết để phát triển mô hình trên diện rộng.

Theo Thủ tướng, việc triển khai Đề án 06 là nội dung quan trọng, đột phá để thực hiện chiến lược, tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn. Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06 trong thời gian tới, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương.

Về nhiệm vụ chung, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các nhiệm vụ trong năm 2024, trong đó, ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 trong năm 2024, đề ra lộ trình để hoàn thành chín nhóm mục tiêu của Đề án 06 trong giai đoạn 2023-2025. Bố trí kinh phí triển khai Đề án 06 đảm bảo hiệu quả, hoàn thành trong tháng 2/2024…

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì tham mưu trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xây dựng Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân và Luật dữ liệu trong Quý II/2024. Bộ Công an cung cấp các tiện ích cho người dân, quản lý xã hội trên ứng dụng VNeID, đặc biệt là quản lý xã hội như tố giác tội phạm, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, khai báo tạm trú, tạm vắng…; tích hợp ứng dụng VNeID với các dịch vụ cho người dân như dịch vụ ngân hàng, mua sắm, thanh toán, giáo dục, y tế, tiện ích cho đối tượng yếu thế...

Bộ Tư pháp được giao kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các Cơ sở dữ liệu của ngành Tư pháp như Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc tịch, Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoàn thành trong tháng 6/2024. Bộ này cũng được giao chủ trì, phối hợp Bộ Công an triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID tại Thừa Thiên Huế trước khi đề xuất nhân rộng trên toàn quốc, hoàn thành trong Quý I/2024.

Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ và địa phương liên quan xây dựng Mô hình mẫu về Bộ phận một cửa cung cấp dịch vụ công theo hướng kết hợp bộ phận một cửa của các đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn, tổ chức thí điểm trong năm 2024. Cụ thể, thí điểm tại Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Bình Dương; sau đó đánh giá, tổng kết để phát triển mô hình trên diện rộng.

Làm sạch dữ liệu nhà đầu tư chứng khoán

Bộ Tài chính được giao hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đối với hóa đơn điện tử, bảo đảm việc tiếp nhận, kết nối thông tin hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đảm bảo thông suốt, thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Cạnh đó, Bộ Tài chính cần chỉ đạo Ủy ban chứng khoán nhà nước đối soát, xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, làm sạch dữ liệu nhà đầu tư chứng khoán và người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Những việc nêu trên cần hoàn thành trong tháng 3/2024.

Với Bộ GTVT, Thủ tướng yêu cầu rà soát, làm sạch dữ liệu Giấy phép lái xe và đồng bộ dữ liệu trên ứng dụng VNeID. Đồng thời, phối hợp Bộ Công an triển khai giải pháp sử dụng Giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID tại Bình Dương, hoàn thành trong năm 2024.

Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ kết nối, chia sẻ giữa Hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản với Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hoàn thành trong tháng 5/2024.

UBND các địa phương tập trung phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy cấp tài khoản an sinh xã hội cho các đối tượng hưởng chính sách chưa có tài khoản. Chỉ đạo chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho 100% người dân đã có tài khoản. Các địa phương cũng phải xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi địa phương, bảo đảm kết nối, tích hợp, liên thông với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khẩn trương hoàn thành, đưa vào vận hành trong năm 2025. Tiếp tục đảm bảo hạ tầng và đẩy nhanh tiến độ số hóa dữ liệu, đặc biệt đối với các lĩnh vực hộ tịch, đất đai, lao động việc làm…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang bắt đầu oi nóng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Để xua tan không khí oi bức, người dân trên địa bàn thôn Lại Đà đã dành những tình cảm trân quý, tận tay pha nước mát, mở quạt dọc tuyến đường vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng nay (25/7), lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Cùng thời gian trên, lễ viếng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...