Sơn Tây: Tuyên truyền, phổ biến Luật phòng chống tham nhũng

NGA-PHƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 31/3, UBND thị xã Sơn Tây tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cho lãnh đạo phòng, ban, đơn vị thị xã; các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT; cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, tổ chức chính trị, công chức tư pháp, hộ tịch xã, phường.

Sơn Tây: Tuyên truyền, phổ biến Luật phòng chống tham nhũng - ảnh 1
Ông Đào Hiến Chương, Trưởng phòng Tư pháp Thị xã Sơn Tây phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe Tiến sỹ Lê Thị Hoa - Giảng viên khoa Nhà nước pháp luật - Học viện Hành chính quốc gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật như: Chỉ thị số 04 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Nghị quyết 03 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ; Nghị định số 130 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Sơn Tây: Tuyên truyền, phổ biến Luật phòng chống tham nhũng - ảnh 2
Tiến sỹ Lê Thị Hoa - Giảng viên khoa Nhà nước pháp luật - Học viện Hành chính quốc gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018

Theo đó, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực thi ành từ ngày 01/7/2019. Luật gồm 10 chương với 96 điều quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 

Luật đã quy định hoàn thiện hơn hệ thống cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tài sản, thu nhập theo hướng tập trung, thu gọn đầu mối, bảo đảm tính chuyên nghiệp, độc lập trong kiểm soát tài sản thu nhập.

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được bổ sung nhiều thẩm quyền hơn, trong đó có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm, như: Các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cơ quan thuế, công an, hải quan, những cơ quan tổ chức khác phải cung cấp thông tin có liên quan để phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập.

Căn cứ xác minh, trình tự, thủ tục xác minh tài sản, thu nhập được quy định rõ ràng, mở rộng hơn; hình thức kê khai, phương thức kê khai tài sản cũng có đổi mới để bảo đảm tính hiệu quả cao hơn.

Có nhóm đối tượng sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn, như: Nhóm giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên sẽ buộc phải kê khai hằng năm. Những nhóm đối tượng tuy không giữ chức vụ cao nhưng công tác ở những vị trí dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng cũng sẽ phải kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập một cách ngặt nghèo hơn.

Hội nghị tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các phòng, ban, đơn vị và những người trực tiếp tham mưu giúp cho người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả tại địa phương, đơn vị mình.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cô gái bại não truyền cảm hứng sống tích cực

Cô gái bại não truyền cảm hứng sống tích cực

(PNTĐ) - Vượt qua mặc cảm và nghịch cảnh, Thân Thị Biên – cô gái trẻ mắc bại não bẩm sinh đã khiến hàng ngàn người xúc động và ngưỡng mộ bởi tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường cùng hành trình truyền cảm hứng tích cực trên mạng xã hội.
Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

(PNTĐ) - Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số và hiện đại hóa toàn diện, việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp không chỉ là yêu cầu khách quan của thực tiễn, mà còn là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị Nhà nước.