Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, đấu tranh

Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhờ áp dụng công nghệ thông tin, công tác quản lý, phòng chống ngày càng được tăng cường và triển khai thực hiện đạt kết quả cao. Các đơn vị chức năng dần kiểm soát được tình trạng tham nhũng; quản lý chặt chẽ tư tưởng, phẩm chất đạo đức cán bộ công chức.

Vừa qua, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương và Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư. Cuốn sách rất có giá trị, gồm những bài phát biểu, bài nói chuyện, kể cả những chỉ đạo của Tổng Bí thư, thể hiện rõ được ý chí, nguyện vọng, đường lối mà Đảng ta đã, đang và tiếp tục triển khai thực hiện. Những bài viết, bài phát biểu thể hiện tư duy sắc bén, nhãn quan chính trị vượt trội của Tổng Bí thư với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” và với tinh thần “Cắt bỏ một vài cành cây sâu mọt để cứu cả cái cây” như Bác Hồ đã từng chỉ dạy, điều đó thể hiện bản lĩnh vững vàng, sự nghiêm minh của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần củng cố niềm tin yêu của nhân dân đối với Đảng, với chế độ. Cuốn sách thể hiện tầm nhìn, trí tuệ sáng suốt, sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, toàn diện đầy sức thuyết phục của Tổng bí thư; từ đó góp phần làm sáng rõ tư duy lý luận của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Cuốn sách đã nhận được sự chú ý, đón nhận đặc biệt của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể quá lạc quan mà mất cảnh giác, lơ là việc chăm lo giáo dục phẩm chất và tư cách đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta. Những phẩm chất tốt đẹp này là “tài sản” quý giá của sự nghiệp cách mạng, của Đảng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, đấu tranh   - ảnh 1
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, đấu tranh  

Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan, chủ quan. Có thể khái quát bao gồm những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ phổ biến trên trang mạng pháp luật nhà nước:

Cũng phải thừa nhận một thực tế là cơ chế, chính sách, thậm chí cả luật pháp khuyến khích và bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế. Điều đó cắt nghĩa cho việc giải thích tại sao tư tưởng “đấu tranh - tránh đâu” vẫn còn là điều không dễ vượt qua. Đây là nguyên nhân đầu tiên, quan trọng, có tính quyết định. Sự nghiệp đổi mới mà trọng tâm là đổi mới quản lý kinh tế với việc xác định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa đã đặt ra yêu cầu hết sức quan trọng là phải xây dựng một hệ thống cơ chế chính sách pháp luật đầy đủ và từng bước hoàn thiện trên giấy tờ vừa phải có tính ứng dụng trên trang mạng internet. Trong khi đó, mặc dù chúng ta có nhiều cố gắng nhưng việc xây dựng thể chế pháp luật vẫn không theo kịp, mặt khác chưa phản ánh và điều chỉnh kịp thời những vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng.

Thứ hai, việc kiện toàn các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị chưa theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế – xã hội:

Đây là một nguyên nhân rất quan trọng của những yếu kém và bất cập trong quá trình đổi mới đất nước, trong đó có tệ nạn tham nhũng. Một quốc gia quản lý tốt phải có bộ máy Nhà nước tốt. Trong khi đó đa số các nước đều có quy định công chức phải kê khai tài sản, nhất là đối với số công chức giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý. Tại Trung Quốc, mỗi năm 2 lần công chức phải kê khai tài sản. Cán bộ lãnh đạo phải kê khai rõ các khoản, như tiền tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, đồ dùng có giá trị trên 10.000 NDT, nếu không giải thích rõ ràng nguồn gốc thì tài sản đó bị coi là phi pháp.

Thứ ba, một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tính chuyên nghiệp, ý thức tu dưỡng, rèn luyện kém về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống còn thấp:

Trước tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, nhiều cán bộ, công chức do không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đã chạy theo các lợi ích riêng trước mắt dẫn đến vi phạm pháp luật, nảy sinh tham nhũng. Giá trị đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” nhiều lúc bị chủ nghĩa thực dụng, cá nhân lấn át. Công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra cán bộ, công chức bị buông lỏng, yếu kém, không theo kịp với tình hình. Một số cán bộ chủ chốt các cấp chưa tự giác tự phê bình và phê bình, chưa làm gương cho cán bộ, Đảng viên trong đấu tranh chống tham nhũng. Còn tình trạng e dè, nể nang hoặc vì lợi ích cục bộ mà không dám đấu tranh với các vi phạm của cán bộ, Đảng viên trong chi bộ, tổ chức của mình. Việc xử lý cán bộ vi phạm còn chậm trễ, thiếu nghiêm khắc, nương nhẹ, thậm chí còn bao che lẫn nhau, vẫn còn có những vụ việc có biểu hiện “trên nhẹ, dưới nặng”, không xử lý hoặc xử lý không nghiêm về trách nhiệm đối với người đứng đầu nơi để xảy ra những vụ tiêu cực, tham nhũng lớn.

Thứ tư, việc tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp về phòng, chống tham nhũng được đề ra trong những năm qua chưa đáp ứng được nhu cầu, hiệu quả chưa cao:

Qua các cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng cho thấy ngoài ý thức thực hiện của các cơ quan, đơn vị còn có những khó khăn khác về điều kiện vật chất, con người trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các quy định phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, nhằm tạo tiền đề  cho việc triển khai có hiệu quả trong thực tiễn. Công tác biên soạn, xây dựng tài liệu, lựa chọn nội dung phù hợp xuất bản sổ tay và các ấn phẩm tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số phát cho đồng bào vùng DTTS&MN vẫn chưa triển khai.

Thứ năm, thiếu một chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng tổng thể, dài hạn:

Trước khi Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, chúng ta chưa xây dựng được một chương trình, kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng thống nhất đồng bộ, vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa có trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn nhằm huy động và phối hợp sức mạnh của toàn thể bộ máy trong phòng, chống tham nhũng.

Vậy để có thể đánh giá, khắc phục được những nguyên nhân trên thì Đảng và Nhà nước, nhân dân ta vận dụng vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay luôn dựa trên cốt lõi Tư tưởng Hồ Chí Minh. Còn tiếp…

Nguyễn Hồng Sơn 

Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang bắt đầu oi nóng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Để xua tan không khí oi bức, người dân trên địa bàn thôn Lại Đà đã dành những tình cảm trân quý, tận tay pha nước mát, mở quạt dọc tuyến đường vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng nay (25/7), lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Cùng thời gian trên, lễ viếng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...