Thế hệ trẻ của Việt Nam thúc đẩy giá trị của con gái và phụ nữ

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hơn 300 sinh viên của trường Đại học Lao động và Xã hội (Hà Nội) đã thảo luận các vấn đề có tác động đến cuộc sống của mọi người, đó là giá trị đích thực của con gái trong bối cảnh tăng cường bình đẳng giới và chấm dứt lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới.

Đây là nội dung tại buổi đối thoại, tọa đàm với thanh niên "Là con gái để tỏa sáng" do ĐH Lao động – Xã hội cùng phối hợp với Quỹ Dân số LHQ – UNFPA thực hiện trong khuôn khổ dự án “Giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và các thực hành có hại tại Việt Nam” do Chính phủ Na Uy tài trợ trong giai đoạn 2020-2022 vừa được thực hiện ngày 17/10.

Thế hệ trẻ của Việt Nam thúc đẩy giá trị của con gái và phụ nữ - ảnh 1
Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam, bà Naomi Kitahara phát biểu tại buổi đối thoại

Bình đẳng giới ở Việt Nam đã được cải thiện trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực gia đình và các hành vi có hại, bao gồm cả việc lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn còn tồn tại ở Việt Nam.

Theo tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, “Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS)” của Việt Nam hiện được ước tính là 111,5 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái được sinh ra.

Để ngăn chặn hành vi lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và tâm lý “ưa thích con trai”, đồng thời tôn vinh vai trò và giá trị của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình và xã hội, điều quan trọng là phải thay đổi thái độ và hành vi của tất cả mọi người đối với lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và đây đã trở thành một trong những nhiệm vụ của UNFPA tại Việt Nam.

Thế hệ trẻ của Việt Nam thúc đẩy giá trị của con gái và phụ nữ - ảnh 2
Các sinh viên tham dự buổi đối thoại

Tuy nhiên, sự thay đổi đó không thể đạt được một sớm một chiều và thanh niên đóng vai trò duy nhất và có trách nhiệm chấm dứt tình trạng chọn lọc giới tính trên cơ sở định kiến giới.

Tại buổi đối thoại, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam, bà Naomi Kitahara cũng nhấn mạnh: “Đã đến lúc cần có một cái nhìn công bằng hơn rằng, phụ nữ và nam giới đều có giá trị và vai trò của riêng mình và có khả năng đóng góp cho gia đình và xã hội một cách bình đẳng. Tất cả mọi người không phân biệt giới tính hay tuổi tác, công việc hay địa vị xã hội, đều xứng đáng được ghi nhận và đánh giá cao về những giá trị và đóng góp của họ cho cuộc sống này. Điều này chỉ có thể đạt được nhờ sự đoàn kết. Tất cả chúng ta hãy cùng đoàn kết để đạt được triết lý của chương trình Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs)  2030 là “Không để ai bị bỏ lại phía sau” - Chúng ta không bỏ rơi trẻ em gái!”.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Không chỉ là những người trẻ tài năng, xuất sắc trong các lĩnh vực, họ còn là những hạt nhân tiên phong hành động, truyền lửa khát vọng cống hiến, phụng sự đất nước, cộng đồng. Họ là những gương mặt tiêu biểu được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.