Thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số

CÔNG MINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 16/6 vừa qua, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) và Tạp chí Ngày Nay đồng tổ chức tọa đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái”.

Chương trình nhằm thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số, đặc biệt trong bối cảnh hậu COVID-19. Hơn 50 nhà báo, chuyên gia truyền thông và nhà hoạt động xã hội vì cộng đồng dân tộc thiểu số đã tham dự tọa đàm. Tham dự tọa đàm có Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart, Nhà báo Trần Văn Mạnh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Ngày Nay.

Tọa đàm thuộc dự án “Chúng tôi Có thể - Hướng tới Mức sống và Giáo dục tốt hơn”, thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng dân tộc thiểu số. Dự án được UNESCO triển khai trong khuôn khổ hợp tác giữa UNESCO với Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Ủy ban Dân tộc, với sự hỗ trợ tài chính từ tập đoàn CJ của Hàn Quốc, nhằm thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số tại Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng.

Thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số  - ảnh 1
Tọa đàm thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số

Trên toàn cầu, đại dịch COVID-19 đã khiến các trường học phải đóng cửa trên diện rộng lớn nhất trong lịch sử. Chỉ riêng tại Việt Nam, đại dịch đã khiến khoảng 21 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập. Trong đó, UNESCO nhấn mạnh rằng trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái dân tộc thiểu số, phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức khi việc học là chìa khóa mở cánh cửa tương lai tốt đẹp hơn cho các em.

“Trong công cuộc thúc đẩy giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số, chúng tôi ghi nhận sức mạnh không thể chối từ của báo chí trong việc tạo ra ảnh hưởng tới công chúng và kêu gọi hành động cần thiết. UNESCO tin tưởng báo chí trong việc khắc họa những hình ảnh đa chiều tích cực về phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số, cũng như kêu gọi các bên liên quan thúc đẩy nền giáo dục công bằng, an toàn và không phân biệt đối xử cho trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái.” – Ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam

Tham dự tọa đàm do TS. Phan Thị Thùy Trâm - Tổng thư ký Hội nữ trí thức Việt Nam chủ trì có diễn giả Nguyễn Bông Mai - Tạp chí Ngày Nay đã chia sẻ những khám phá của mình về câu chuyện giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số thu thập từ Hành trình 99 ngày xuyên Việt đến với các cộng đồng dân tộc thiểu số. Diễn giả Đinh Đức Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO - Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam cũng mang đến tọa đàm góc nhìn về vai trò can thiệp của báo chí trong vấn đề giáo dục của trẻ em gái dân tộc thiểu số.

Sau phần trình bày của các diễn giả, các đại biểu tham dự cùng thảo luận về những hình ảnh khắc họa thường thấy ở báo chí khi đưa tin về người dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời, đưa ra cách tiếp cận tích cực để xây dựng lối hành văn thể hiện sức mạnh của họ. Tọa đàm cũng tập trung trả lời câu hỏi “Báo chí có thể làm gì hơn nữa bên cạnh việc phản ánh thông tin khách quan” để có thể khai thác những cách tiếp cận bền vững hơn giúp phát huy nội lực của trẻ em gái dân tộc thiểu số.

Trong kỷ nguyên Internet dư thừa thông tin, làm thế nào để thu hút được sự chú ý của cộng đồng và kêu gọi các bên hành động nhằm thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số là thách thức với mỗi nhà báo. Nhưng tôi tin rằng chỉ cần có thực tâm, chúng ta sẽ tìm được những phương cách đủ sáng tạo, tinh tế, để kiến tạo một xã hội bình đẳng, và tạo ra một bức tranh tương lai tươi sáng cho trẻ em gái dân tộc thiểu số, giống như tên của tọa đàm. Tôi mong rằng sẽ có thêm nhiều nhà báo cùng chung tay với sứ mệnh này và những nhà báo đang hiện diện ở đây là sẽ là những ngòi bút tiên phong thực hiện sứ mệnh đó.” – Ông Trần Văn Mạnh, - - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Ngày Nay

Tọa đàm diễn ra hướng tới kỷ niệm Ngày Nhà báo Việt Nam 21/6 như một lời khẳng định sức mạnh của báo chí trong việc tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội, trong đó có việc thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan Thành phố tuyên dương 10 gương cán bộ công chức trẻ tiêu biểu

Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan Thành phố tuyên dương 10 gương cán bộ công chức trẻ tiêu biểu

(PNTĐ) -Trong không khí sôi nổi của Tháng thanh niên năm 2023, chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngày 24/3, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan Thành phố long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuyên dương 10 gương cán bộ công chức trẻ tiêu biểu năm 2022.
Đảng viên cần dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc mới, việc khó

Đảng viên cần dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc mới, việc khó

(PNTĐ) -Đây là một trong những nội dung được Quận ủy Tây Hồ nhấn mạnh trong buổi hội nghị chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, dám nghĩ, dám làm, gánh vác, đảm nhận việc mới, việc khó; Đẩy mạnh phát triển văn hóa xã hội, công nghiệp văn hóa, bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị văn minh”, tổ chức ngày 23/3 vừa qua.
Trang bị kỹ năng, ý thức phòng cháy cho người dân khi mùa nắng nóng tới gần

Trang bị kỹ năng, ý thức phòng cháy cho người dân khi mùa nắng nóng tới gần

(PNTĐ) -Mùa nắng nóng đang đến gần, nguy cơ cháy, nổ tại các khu dân cư trên địa bàn Hà Nội rất cao. Trong khi đó, nhiều hộ gia đình tại thành phố sử dụng nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, không trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản như bình chữa cháy, chuông, còi báo cháy, đèn báo sự cố, thiếu lối thoát hiểm thứ 2…