Tiện lợi cho người sử dụng

Chia sẻ

Chính phủ vừa ban hành Quyết định cho phép triển khai thí điểm mô hình tiền di động (Mobile Money). Đây là một nền tảng thanh toán mới, cho phép người dân chỉ cần sử dụng điện thoại di động có thể thanh toán những khoản tiền chi tiêu hàng ngày với hạn mức dưới 10 triệu đồng/tháng.

Dịch vụ Mobile Money được triển khai góp phần thúc đẩy nhanh thanh toán không tiền mặtDịch vụ Mobile Money được triển khai góp phần thúc đẩy nhanh thanh toán không tiền mặt

Là cán bộ hưu trí nhận lương hưu qua tài khoản, tháng nào, bác Nguyễn Thị Thuý ở phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên đều ra cây ATM của ngân hàng rút tiền mặt để đi chợ và chi tiêu hàng ngày. Thỉnh thoảng cây ATM trục trặc hoặc cuối tuần nhiều người rút, ATM hết tiền là bà tạm dừng dự định chi tiêu. Vì thế, khi biết tin dịch vụ Mobile Money chính thức được cho phép thực hiện thí điểm, bà Thuý bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ, nhất là hình thức này lại hướng đến đối tượng là chị em nội trợ thường xuyên chi tiêu các khoản tiền nhỏ.

Khi dịch vụ Mobile Money được triển khai, không cần phải có tài khoản ngân hàng, bác Liên làm giúp việc gia đình vẫn có thể vừa nhận lương qua điện thoại, vừa không mất công ra ngân hàng gửi tiền về quê ở Nam Định như trước đây.

Với ưu thế nhanh, tiện lợi, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng, nhất là người cao tuổi, người dân ở vùng sâu, vùng xa, dịch vụ Mobile Money ra đời khắc phục được những trở ngại của các hình thức giao dịch điện tử trước đó như ví điện tử, thẻ ngân hàng… Theo thống kê, hiện còn khoảng 50% dân số chưa có tài khoản ngân hàng trong khi số lượng thuê bao di động lên đến hơn 130 triệu (cao gấp 1,3 lần dân số), dịch vụ 4G phủ rộng; 99% người dân trả tiền mặt khi mua các mặt hàng có giá trị dưới 100.000 đồng do nhiều lý do như không muốn mất thêm phí cho những giao dịch nhỏ; không muốn mất thời gian đi lại, chờ đợi chuyển khoản tại ngân hàng với những cá nhân chưa có tài khoản ngân hàng...

Khắc phục được những tồn tại trên, dịch vụ Mobile Money được kỳ vọng lấp đầy khoảng trống trong thanh toán trực tuyến với giao dịch nhỏ, đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh gọn, đơn giản, dễ dàng, giúp người dân có thể thanh toán, mua sắm mọi lúc, mọi nơi với thiết bị di động được kết nối internet mà không cần tiền mặt, quẹt thẻ hay chuyển tiền; góp phần thay đổi thói quen sử dụng các dịch vụ số, qua đó thúc đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo quy định của Chính phủ, đối tượng tham gia thí điểm dịch vụ Mobile Money là các doanh nghiệp hoặc các công ty con có giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ví điện tử và giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện. Tuy nhiên, hiện nay, ưu thế đang thuộc về các đơn vị cung cấp mạng viễn thông là MobiFone, VNPT và Viettel. Mỗi đơn vị lại có thế mạnh riêng như VNPT với hệ thống hàng ngàn điểm giao dịch của mình đến tận từng khu dân cư cho phép người dân có thể tiếp cận dễ dàng các dịch vụ. Theo Tổng Giám đốc Tổng công ty dịch vụ số Viettel Phạm Trung Kiên, đơn vị sẽ tiên phong trong việc phổ cập tài chính số đến người dân Việt Nam với mục tiêu ở đâu có sóng viễn thông, tại đó sẽ được triển khai các dịch vụ Mobile Money.

Mặc dù trên thị trường có các hình thức thanh toán điện tử như tài khoản ngân hàng, ví điện tử nhưng với ưu thế trên, Mobile Money đang hứa hẹn sẽ tạo cú hích trong việc “bình dân hóa” các giao dịch số như lời một lãnh đạo công ty viễn thông chia sẻ: “Giờ đây, mua con cá, mớ rau, cân gạo… người dân cũng có thể thực hiện thanh toán bằng Mobile Money”.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được và lợi thế, dịch vụ này cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nếu tính bảo mật, độ an toàn thông tin của người dùng không được kiểm soát chặt chẽ. Các chuyên gia tài chính khuyến cáo, cùng với việc tạo hành lý pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Thông tin - Truyền thông cần phối hợp chặt chẽ, kiểm tra kiểm soát việc thẩm định, cấp phép, thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên nhằm bảo đảm việc thí điểm an toàn và hiệu quả.

NGUYỄN HƯƠNG 

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

(PNTĐ) - 790 người cao tuổi phường Bồ Đề được hướng dẫn bài thể dục tránh ngã. Đây là chương trình thuộc dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số áp dụng mô hình Tsuyama" (JICA). Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về già hóa dân số, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.