Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ

P.V
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 20/1, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị, đồng chí Tống Văn Băng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam đã công bố 6 quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ - ảnh 1
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng hoa, trao quyết định tới lãnh đạo các ban, đơn vị sau hợp nhất

Cụ thể: Quyết định số 2653/QĐ-TLĐ về việc phê duyệt các Đề án sắp xếp cơ quan Tổng Liên đoàn và các đơn vị trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, gồm: Đề án sắp xếp các ban cơ quan Tổng LĐLĐ Việt Nam; Đề án hợp nhất Tạp Chí Lao động và Công đoàn, Bảo tàng Công nhân và Công đoàn Việt Nam, Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam, thành lập Viện Nghiên cứu chiến lược và Tạp chí Lao động - Công đoàn; Đề án hợp nhất Nhà khách Tổng Liên đoàn và Văn phòng Văn phòng B - Nhà khách Tổng Liên đoàn, thành lập Nhà khách Tổng LĐLĐ Việt Nam: Đề án giải thể Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn.

Quyết định số 2654/QĐ-TLĐ về việc hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Nữ công Tổng Liên đoàn, tên gọi sau hợp nhất là Ban Tuyên giáo - Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Quyết định số 2655/QĐ-TLĐ về việc hợp nhất Viện Công nhân và Công đoàn, Tạp Chí Lao động và Công đoàn, Bảo tàng Công nhân và Công đoàn Việt Nam, tên gọi sau hợp nhất là Viện Nghiên cứu chiến lược và Tạp chí Lao động - Công đoàn.

Quyết định số 2656/QĐ-TLĐ về việc hợp nhất Văn phòng B - Nhà khách Tổng Liên đoàn và Nhà khách Tổng Liên đoàn, tên gọi sau hợp nhất là Nhà khách Tổng Liên đoàn.

Quyết định số 2657/QĐ-TLĐ về việc hợp nhất Văn phòng và Ban Đối ngoại Tổng Liên đoàn, tên gọi sau hợp nhất là Văn phòng Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Quyết định số 2658/QĐ-TLĐ về việc hợp nhất Ban Chính sách - pháp luật và Ban Quan hệ Lao động Tổng Liên đoàn, tên gọi sau hợp nhất là Ban Chính sách, pháp luật và Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của các đơn vị hợp nhất thực hiện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Các quyết định trên đều có hiệu lực từ ngày 20/1/2025.

Trưởng ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã công bố 24 quyết định của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc điều động, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo là Trưởng, Phó các ban, đơn vị.

Theo đó: Ông Nguyễn Đức Thịnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh Văn phòng Tổng LĐLĐ Việt Nam; bà Vũ Thị Giáng Hương giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam; bà Trần Thị Thanh Hà giữ chức vụ Trưởng ban Chính sách, pháp luật và Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam; ông Nguyễn Mạnh Hà giữ chức vụ Giám đốc Nhà khách Tổng Liên đoàn; ông Lê Cao Thắng giữ chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và Tạp chí Lao động - Công đoàn.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nhiều cơ hội việc làm cho thanh niên, sinh viên

Nhiều cơ hội việc làm cho thanh niên, sinh viên

(PNTĐ) - Phiên giao dịch việc làm (GDVL) nhằm hỗ trợ cho sinh viên và người lao động có được các thông tin về thị trường lao động, kỹ năng tìm kiếm việc làm; sinh viên được tiếp cận các chương trình tuyển dụng của các doanh nghiệp; có cơ hội được thực tập, nâng cao tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp.
Người phụ nữ làm kinh tế giỏi

Người phụ nữ làm kinh tế giỏi

(PNTĐ) - Chị Ngô Thị Thức, sinh năm 1975, là hội viên chi hội phụ nữ số 8 Hội Liên hiệp phụ nữ phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Cốm mộc Ngô Thức điển hình cho tấm gương vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi.
Sáng kiến nhỏ mang hiệu quả lớn

Sáng kiến nhỏ mang hiệu quả lớn

(PNTĐ) - Với danh mục đồ dùng dạy học hiện hành, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học chỉ có loại in trên giấy. Tuy nhiên khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 các nguyên tố hoá học lại được đọc theo danh pháp quốc tế vì thế rất khó khăn cho việc phát âm theo cách mới.