Trang bị kỹ năng để phòng chống đuối nước ở trẻ em

Chia sẻ

Tại Việt Nam, đuối nước vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Mỗi năm, nước ta vẫn còn khoảng 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước. Nhiều tai nạn xảy ra do nhận thức về nguy cơ tai nạn còn hạn chế, nhiều trẻ em chưa được giáo dục đầy đủ về kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước và đuối nước là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 đến 14 tuổi.

Tại Việt Nam, mặc dù kết quả ban đầu đáng khích lệ với việc giảm trung bình 100 trường hợp trẻ em đuối nước mỗi năm, nhưng đuối nước vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Theo ước tính, mỗi năm hiện vẫn còn khoảng 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.

Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: “Phòng, chống đuối nước trẻ em là một trong những ưu tiên hàng đầu trong Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Chúng tôi đã và đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương để thực hiện các biện pháp đảm bảo môi trường sống an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em và phòng, chống đuối nước trẻ em.”

Bà Sáu Thia - Top 100 người phụ nữ tiêu biểu toàn cầu, đã dành 17 năm dạy bơi miễn phí cho hàng ngàn trẻ em vùng sông nướcBà Sáu Thia, 66 tuổi - Top 100 người phụ nữ tiêu biểu toàn cầu, đã dành 17 năm dạy bơi miễn phí cho hàng ngàn trẻ em vùng sông nước.

Hệ thống khung pháp lý liên quan đến công tác phòng, chống đuối nước trẻ em tại Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Ngày 19/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1248/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 - 2030, với mục tiêu giảm 20% số trẻ tử vong do đuối nước. Những can thiệp dựa trên bằng chứng như dạy bơi an toàn và kĩ năng an toàn trong môi trường nước sẽ được áp dụng triển khai trên toàn quốc.

“Chính phủ và các đối tác đã có những giải pháp giảm tử vong do đuối nước, tuy nhiên ở cấp độ cộng đồng, chúng ta cũng cần nâng cao nhận thức của mỗi gia đình để bảo vệ con em mình khỏi đuối nước”, Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết.

Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Từ thiện Bloomberg và sự hỗ trợ kỹ thuật từ Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu, chương trình phòng, chống đuối nước đã dạy bơi cho khoảng 14.000 trẻ em từ 6 đến 15 tuổi và dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho hơn 30.200 trẻ em tại 8 tỉnh, nơi có tỷ lệ trẻ em đuối nước cao nhất trên toàn quốc. Chương trình đã xây dựng các tài liệu hướng dẫn dạy bơi an toàn, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em và phổ biến trên toàn quốc.

Việc dạy bơi cho học sinh (HS) không chỉ trang bị một kỹ năng sinh tồn quan trọng mà còn tạo môi trường cho trẻ rèn luyện sức khỏe.Việc dạy bơi cho trẻ em không chỉ trang bị một kỹ năng sinh tồn quan trọng mà còn tạo môi trường cho trẻ rèn luyện sức khỏe. Đây là trách nhiệm của toàn xã hội

Mỗi gia đình tại Việt Nam đều có thể góp phần thiết thực để phòng, chống đuối nước bằng cách giám sát trẻ an toàn, dạy trẻ biết bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước, tạo môi trường an toàn cho trẻ em tránh xa nguồn nước. 

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, nhưng hoàn toàn có thể phòng, chống và mọi người đều có vai trò trách nhiệm trong việc phòng, chống đuối nước.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), cho rằng có 3 nguyên nhân chính dẫn đến đuối nước ở trẻ. Đầu tiên, nguồn nước, mặt nước, công trình không được cảnh báo, cảnh giới, rào chắn hay những vật chứa nước không có nắp đậy. Hai là, người lớn thiếu giám sát, nhắc nhở, hướng dẫn trẻ nguy cơ đuối nước. Ba là, nhiều trẻ chưa được học bơi an toàn hay phòng tránh đuối nước. Do vậy, cần rà soát nơi ở để khắc phục, loại bỏ ngay nguy cơ gây chết đuối như dựng hàng rào xung quanh ao, hố nước và đậy nắp giếng nước, bể nước…, xây miệng giếng cao, tổ chức dạy bơi an toàn cho trẻ, tập huấn cứu hộ và cấp cứu cho người dân, tăng cường năng lực quản lý rủi ro lũ...

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vừa thông qua nghị quyết về phòng chống tai nạn đuối nước và chỉ định ngày 25/7 hằng năm là Ngày thế giới phòng chống đuối nước. Ngày 25/7/2021 là lần đầu tiên trong lịch sử gần 80 quốc gia hưởng ứng sự kiện trên.

Theo đó, các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc sẽ hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy phát triển các công cụ và công nghệ sáng tạo nhằm phòng chống đuối nước. Những bài học về an toàn dưới nước, bơi lội và sơ cấp cứu sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy ở trường học trên thế giới.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(PNTĐ) - Ngày 29/3, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Unicef tại Việt Nam tổ chức tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã của các ngành: Lao động - thương binh và xã hội, Công an, Giáo dục và đào tạo, Thông tin và truyền thông.
Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

(PNTĐ) - Tranh tường bích họa với tên gọi “Tự hào một dải non sông”  Hà Nội - Điện Biên Phủ xưa và nay với diện tích 70m2 do Đoàn phường Nhân Chính phối hợp cùng Hội CCB phường, khu dân cư Đình và Đoàn cơ sở Viện thiết kế - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, Đoàn trường THPT Nhân Chính thực hiện.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.