Trao giải cuộc thi viết về Bình đẳng giới năm 2018

Chia sẻ

PNTĐ-Ngày 14/12/2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã tổng kết và trao giải cuộc thi viết về Bình đẳng giới năm 2018.

 
 Sau hơn 2 tháng phát động, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được gần 250 tác phẩm tham dự từ các tác giả trên toàn quốc gửi đến.  
 
Phần lớn các tác phẩm tham dự giải lần này đa dạng về thể loại, các tác phẩm thể hiện sự công phu, mới mẻ, đầy tâm huyết và lao động nghiêm túc của các tác giả. Nhiều bài viết đã tập trung vào phản ánh các vấn đề liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới như: phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, thực trạng bạo hành gia đình, nạn buôn người, xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em gái, bình đẳng giới trên các lĩnh vực lao động, việc làm, sự tiến bộ của phụ nữ trong gia đình và xã hội…
 
Trao giải cuộc thi viết về Bình đẳng giới năm 2018 - ảnh 1
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB &XH Nguyễn Thị Hà trao giải Nhì cho nhà báo Nguyễn Thị Hà và Văn Hồng Nhung

 
Sau hai vòng chấm sơ khảo và chung khảo, Ban giám khảo đã lựa chọn được 18 tác phẩm để trao giải gồm: 3 giải Nhì (không có giải Nhất), 5 giải Ba và 10 giải Khuyến khích. Loạt bài “Bình đẳng giới: Còn nhiều nhận thức sai lầm” (4 kỳ) của tác giả Nguyễn Thị Hà và Văn Hồng Nhung (báo Phụ nữ Thủ đô) đạt giải Nhì thứ nhất. Hai giải Nhì còn lại thuộc về loạt bài “Bình đẳng giới phải thực chất” (3 kỳ) của Thái Yến (báo Đại biểu nhân dân) và tác phẩm “Bình đẳng giới ở Việt Nam giống như cốc nước “nửa đầy, nửa vơi” của Nguyễn Thị Hà Giang (Tạp chí Lao động và Xã hội). 
 
Phát biểu tại lễ tổng kết và trao giải, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Trưởng ban chỉ đạo cuộc thi đánh giá cao và cho rằng cuộc thi đã có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lớn. Cuộc thi viết về bình đẳng giới năm 2018 lần đầu tiên được Bộ LĐ-TB&XH tổ chức nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng truyền thông về bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong giới báo chí, có sự tham gia dự thi của các nhà quản lý, các giảng viên của các trường, các học viện, chuyên gia về giới cho đến nhà báo, các em học sinh…
 
Ngoài ra, cuộc thi cũng nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức và làm thay đổi hành vi trong hệ thống chính trị, trong mọi người dân và nhất là cho các phóng viên báo chí - những người truyền thông cho vấn đề bình đẳng giới. Nhiều tác phẩm sâu sắc đưa ra nhiều cách làm hay, mô hình tốt, các giải pháp để góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách.
 
 
PV 

Tin cùng chuyên mục

Cô gái bại não truyền cảm hứng sống tích cực

Cô gái bại não truyền cảm hứng sống tích cực

(PNTĐ) - Vượt qua mặc cảm và nghịch cảnh, Thân Thị Biên – cô gái trẻ mắc bại não bẩm sinh đã khiến hàng ngàn người xúc động và ngưỡng mộ bởi tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường cùng hành trình truyền cảm hứng tích cực trên mạng xã hội.
Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

(PNTĐ) - Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số và hiện đại hóa toàn diện, việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp không chỉ là yêu cầu khách quan của thực tiễn, mà còn là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị Nhà nước.