Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, làng nghề kết hợp phát động xây dựng tuyến phố không dùng tiền mặt

PHẠM CÔNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 63 năm ngày thành lập huyện Thanh Trì (31/5/1961-31/5/2024), ngày 25/5, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với Huyện Thanh Trì tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, làng nghề kết hợp phát động xây dựng tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt huyện Thanh Trì năm 2024.

Tới dự có đồng chí Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội; đồng chí Nguyễn Đình Thắng, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội; đồng chí Nguyễn Tiến Cường, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Nguyễn Huy Chương, UVBTV, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện; đồng chí Nguyễn Thị Thu Huyền, UVBTV, Trưởng Ban dân vận Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Văn Hưng, UVBTV, PCT UBND huyện; các đồng chí trong BTV Huyện  ủy, Thường trực HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam huyện; các đồng chí trưởng, phó các ban ngành, đoàn thể; các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các xã trên địa bàn.

Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, làng nghề kết hợp phát động xây dựng tuyến phố không dùng tiền mặt - ảnh 1
Các đại biểu đi tham quan tại các gian hàng

Phát biểu khai mạc, đồng chí Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Năm 2023, Thành phố Hà Nội đã công nhận Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã cho 10 đơn vị trên địa bàn các quận, huyện. Trong đó, Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề gắn với du lịch xã Duyên Hà thuộc huyện Thanh Trì đạt mô hình 3 sao. Thành phố đã triển khai hỗ trợ các mô hình được công nhận thông qua các hoạtđộng thông tin, tuyên truyền, nâng cao năng lực, kết nối sản phẩm OCOP trên địa bàn, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm; hình thành các tour, chương trình du lịch liên kết với các Trung tâm Thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch; lồng ghép quảng bá các Trung tâm này tại các văn phòng công ty du lịch và đại lý lữ hành trong và ngoài nước.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Tiến Cường, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, nhấn mạnh: Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thanh Trì 2024 là sự kiện đầu tiên trong chuỗi các sự kiện để quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch thuộc Kế hoạch Phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Triển lãm hứa hẹn là nơi giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề huyện Thanh Trì, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề, xây dựng chuỗi liên kết từ thiết kế sáng tạo, sản xuất - chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn trong kinh tế tuần hoàn, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Tham gia Triển lãm, huyện Thanh Trì giới thiệu các sản phẩm OCOP, làng nghề tiêu biểu của huyện như: Sản phẩm nông sản, thực phẩm công nghệ cao xã Yên Mỹ, sản phẩm đúc đồng xã Đại Áng, sản phẩm bánh chưng Tranh Khúc, nón lá Vĩnh Thịnh xã Đại Áng, rượu Ngâu xã Tam Hiệp… 

Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, làng nghề kết hợp phát động xây dựng tuyến phố không dùng tiền mặt - ảnh 2
Các sản phẩm từ làng nghề truyền thống được nhiều người đón nhận

Nhân dịp này, huyện Thanh Trì đã tổ chức phát động xây dựng tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tiện lợi, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu, giao dịch, tạo thói quen mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ 4.0.
Nhân dịp này, Thành phố Hà Nội đã công bố Quyết định 717 ngày 28/12/2023 của Sở Công thương và trao giấy chứng nhận mô hình 3 sao đối với Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch xã Duyên Hà. Đây chính là tiền đề cho việc nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề, xây dựng chuỗi liên kết từ thiết kế sáng tạo sản xuất - chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045”.


Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phát triển bền vững du lịch Thu Hà Nội

Phát triển bền vững du lịch Thu Hà Nội

(PNTĐ) - Nằm trong chuỗi các hoạt động của Festival Thu Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”, chiều 19/9 tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức tọa đàm “Điểm đến du lịch Thu Hà Nội”, lấy chất liệu là mùa thu Hà Nội - mùa đẹp nhất trong năm làm chủ đề để khai thác nội dung và sản phẩm du lịch đặc thù của riêng Hà Nội.
 Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

(PNTĐ) - Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 9 - 17/11, với chủ đề "Giao lộ sáng tạo". Việc tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của Thủ đô trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Những “viên gạch” xây dựng Thủ đô xanh, văn minh, hòa bình

Những “viên gạch” xây dựng Thủ đô xanh, văn minh, hòa bình

(PNTĐ) - Thủ đô Hà Nội - trái tim của Tổ quốc Việt Nam với hơn 1.000 năm văn hiến đã và đang vươn mình mạnh mẽ cùng sánh vai với Thủ đô các nước trong khu vực và thế giới. Không chỉ là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, Hà Nội còn được mệnh danh là “Thành phố vì hoà bình”.