Từ 20/6, khi khám sức khỏe định kỳ lao động nữ sẽ được khám chuyên khoa phụ sản

THÁI BÌNH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế ngày 5/5, đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định.

Từ 20/6, khi khám sức khỏe định kỳ lao động nữ sẽ được khám chuyên khoa phụ sản - ảnh 1
Ảnh minh họa

GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế ngày 5/5 đã ký ban hành Thông tư số 09/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư số 14/2013 ngày 6/5/2013 về hướng dẫn khám sức khỏe.

Theo đó, Thông tư 09 sửa đổi Điểm a Khoản 4 Điều 4 Khoản 3 Điều 6 như sau: Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này.

Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 6 như sau: Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ khám theo nội dung ghi trong Sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục 3b ban hành kèm theo Thông tư này.

Cụ thể, nội dung khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ theo Thông tư mới gồm khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung, thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương cổ tử cung và ung thư vú, siêu âm tử cung - phần phụ (khi có chỉ định của bác sĩ khám).

Thông tư 09/2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 20/6/2023.

Bộ Y tế đề nghị vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, giám đốc sở y tế các tỉnh thành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Theo ThS. BS. Diêm Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa khám sản tự nguyện – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh phụ khoa ở nữ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn khiến chị em luôn cảm thấy khó chịu ở vùng kín.

Không chỉ vậy, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản với các biểu hiện như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, ứ dịch vòi trứng, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng…

Trên thực tế, các bệnh phụ khoa nếu được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời thì sẽ được xử lý tương đối đơn giản, tỷ lệ bệnh được chữa khỏi hoàn toàn là rất cao. Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân chủ quan không đi chữa trị từ sớm thì các bệnh lý này có thể biến chứng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

(PNTĐ) - Việc tổ chức Phiên GDVL nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, là một trong số những giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường lao động Thành phố; hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động về thông tin thị trường lao động, tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn quận và khu vực lân cận.
Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

(PNTĐ) - Tây Hồ - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa còn tự hào với những đóng góp thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa của lớp lớp người cao tuổi. Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ đã và đang khẳng định vai trò là tổ chức xã hội uy tín, nơi các bậc cao niên tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, Thủ đô.
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.