Tuổi kết hôn trung bình của thanh niên Việt vượt mốc 27

MC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Năm 2023, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam là 29,3 tuổi, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ là 25,1. Nhưng đến năm 2024, tuổi trung bình kết hôn lần đầu của cả hai giới đều tăng thêm, trung bình là 27,2 tuổi.

Vừa qua, Hội thảo quốc tế tham vấn chính sách, giải pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp được Cục Dân số (Bộ Y tế) tổ chức tại Hà Nội. Ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế, cho biết, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của thanh niên Việt Nam ngày càng muộn, hiện ở 27,2 tuổi, tăng 2 tuổi so với năm 2019. Ngoài ra, phụ nữ thành thị sinh muộn và sinh con ít hơn phụ nữ nông thôn.

Xu hướng kết hôn muộn, nhiều người lựa chọn cuộc sống độc thân, không kết hôn, được xem là những nguyên nhân khiến mức sinh giảm. Như tại TP HCM, độ tuổi kết hôn lần đầu là 30,4, cao nhất Việt Nam, góp phần tạo nên mức sinh thấp và đẩy nhanh già hóa dân số. Lý do kết hôn muộn hoặc không kết hôn là bận rộn công việc, gặp khó khăn về tài chính, muốn theo đuổi sự nghiệp, chưa tìm kiếm được mẫu hình lý tưởng...

Tuổi kết hôn trung bình của thanh niên Việt vượt mốc 27 - ảnh 1
Việc người trẻ kết hôn là yếu tố để duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030.

Mức sinh của Việt Nam đang thấp ở "mức đáng lo ngại", có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế. Tổng tỷ suất sinh năm 2023 cả nước là 1,96 con/phụ nữ, mức thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Hiện 2/6 vùng kinh tế xã hội có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó phụ nữ vùng Đông Nam Bộ có số con trung bình là 1,47 - thấp nhất cả nước.

Phân tích nguy cơ, thời cơ và giải pháp đồng bộ về phát triển bền vững dân số, theo GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nếu Việt Nam không có đột phá chính sách kinh tế xã hội và chính sách dân số thì mức sinh của Việt Nam tiếp tục giảm sâu, đi theo con đường của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản như hiện nay.

"Hàn Quốc đang phải đổ rất nhiều tiền để tăng mức sinh nhưng vẫn chưa đạt được. Việt Nam vẫn còn kịp để tăng mức sinh, bởi truyền thống gia đình Việt Nam, đa số thanh niên hiện nay vẫn mong muốn kết hôn khi trưởng thành và muốn có 2 con.

Nếu có chính sách phát triển bền vững, tạo điều kiện cho thanh niên lập gia đình, sinh con, nuôi con thuận lợi thì sau 20-30 năm nữa các thế hệ tiếp theo", GS Nguyễn Thiện Nhân nói.

GS Nguyễn Thiện Nhân cũng khuyến cáo để phát triển dân số bền vững, mỗi gia đình sinh được 2 con, thì thu nhập của 1 gia đình 2 người đi làm phải nuôi được đàng hoàng 4 người (2 người lớn, 2 trẻ con). Cần chuyển từ quy định lương tối thiểu sang quy định lương đủ sống tối thiểu cho gia đình 4 người.

Thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn (8 giờ lao động/ngày, 40 giờ/tuần) để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình và sở thích riêng tư.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhìn nhận, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong ứng phó với xu thế mức sinh xuống thấp. Do vậy, các nhà khoa học, tổ chức quốc tế chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam giải quyết vấn đề này. Đồng thời, Cục Dân số cần đề xuất các giải pháp can thiệp ứng phó với mức sinh thấp mang tính khả thi, hiệu quả trong thời gian tới.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội thăm, tặng quà Tết cho người lao động

Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội thăm, tặng quà Tết cho người lao động

(PNTĐ) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 14/1, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, tặng quà Tết cho công nhân lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Nội Bài và huyện Sóc Sơn.
Nếu người phụ nữ có khả năng nhận thức thì có thể bị xử lý hình sự

Nếu người phụ nữ có khả năng nhận thức thì có thể bị xử lý hình sự

(PNTĐ) - Đánh giá về vụ việc cháu bé 3 tuổi bị cô gái trẻ đưa đi khỏi trường mầm non ở Hải Phòng, TS. LS Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng: Nếu người nào không có quyền quản lý, chăm sóc trẻ em nhưng lại tự ý đưa trẻ em ra khỏi nơi cư trú, nơi học tập, không có sự đồng ý của người quản lý, người giám hộ thì đó là hành vi có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ em, người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý bằng những chế tài nghiêm khắc của pháp luật.
Thăm, chúc Tết tại quần đảo Trường Sa

Thăm, chúc Tết tại quần đảo Trường Sa

(PNTĐ) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức các đoàn công tác đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.