Ứng dụng công nghệ số giúp phụ nữ cân bằng phát triển kinh doanh và việc chăm sóc không lương

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tại Hà Nội, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (thuộc TƯ Hội LHPN Việt Nam) vừa phối hợp với Quỹ Châu Á (TAF) tổ chức Tọa đàm "Nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ: Cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc".

Chương trình này trong khuôn khổ Dự án "Tăng trưởng Doanh nghiệp của tôi: Nâng cao năng lực và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và đang tăng trưởng do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam" do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển với sự tài trợ của Quỹ Châu Á, sự phối hợp của các tổ chức tài chính vi mô nhằm nâng cao cơ hội kinh tế cho phụ nữ kinh doanh tại Việt Nam bằng cách cải thiện kỹ năng số và tài chính.

Ứng dụng công nghệ số giúp phụ nữ cân bằng phát triển kinh doanh và việc chăm sóc không lương - ảnh 1
ông Filip Graovac, Phó trưởng đại diện Văn phòng Quỹ Châu Á tại Việt Nam phát biểu tại chương trình.

Chia sẻ về mục đích của Tọa đàm, ông Filip Graovac, Phó trưởng đại diện Văn phòng Quỹ Châu Á tại Việt Nam, cho biết: "Tọa đàm hôm nay không chỉ tập trung vào cách thúc đẩy phát triển kinh doanh mà còn đề cập đến những thách thức chính mà các công việc chăm sóc không lương cản trở phụ nữ kinh doanh phát huy hết tiềm năng của mình".

Công việc chăm sóc không lương bao gồm chăm sóc con cái, người già và các công việc nội trợ. đây vẫn là gánh nặng lớn đối với phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là những người đang điều hành các doanh nghiệp nhỏ.

Tại buổi Tọa đàm, Quỹ Châu Á cũng công bố những phát hiện chính tại "Nghiên cứu Ban đầu về Vai trò của công nghệ số đối với công việc chăm sóc không lương của phụ nữ kinh doanh", thông qua tiến hành phỏng vấn trực tuyến và cả trực tiếp với 664 phụ nữ, gồm những nữ chủ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, cũng là khách hàng của 3 tổ chức tài chính vi mô tham gia vào dự án gồm: Tổ chức Tài chính vi mô Tình Thương (TYM), Tài chính vi mô Thanh Hóa và Quỹ hỗ trợ hộ gia đình thu nhập thấp phát triển kinh tế (VietED)...

Ứng dụng công nghệ số giúp phụ nữ cân bằng phát triển kinh doanh và việc chăm sóc không lương - ảnh 2
Các đại biểu tham gia chương trình.

Nghiên cứu ban đầu về Vai trò của công nghệ số đối với công việc chăm sóc không lương của phụ nữ kinh doanh cho thấy, các giải pháp công nghệ số (CNS) được ứng dụng ngày càng nhiều để ươm mầm, tiếp sức cho các sáng kiến kinh doanh của phụ nữ, giải quyết áp lực công việc chăm sóc không lương cho phụ nữ kinh doanh như hỗ trợ tạo môi trường kinh doanh cho phụ nữ khởi nghiệp; giúp cân bằng công việc chăm sóc không lương, không còn gò bó về thời gian, nơi chốn; Các dịch vụ tài chính số gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ và hộ kinh doanh…

Kinh doanh dựa trên Facebook (95%), Zalo (42%), Tiktok (46%); 35% có trang cộng đồng, facebook KD cá nhân; Phần lớn chọn kinh doanh online để chủ động công việc & cuộc sống: “tự do”, “làm chủ”, “linh hoạt”. Nam giới tham gia hỗ trợ việc nhà cho phụ nữ tham gia kinh doanh, dạy con và hỗ trợ con học bài.

Bà Trần Thị Thu Hà, Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, công nghệ số, thiết bị điện tử gia dụng làm thay đổi thói quen sinh hoạt gia đình, giảm tổng thời gian làm việc nhà. Một số phụ nữ cho biết thời gian làm việc nhà vào buổi tối giảm bớt nhờ có các thiết bị điện tử, công nghệ số. Phụ nữ trẻ và người lớn tuổi đều thích mua sắm trực tuyến: do tiết kiệm thời gian, tính sẵn có; đa dạng sản phẩm, dịch vụ giao hàng tận nhà, ưu đãi giảm giá, các lựa chọn mua hàng sẵn có, cổng thanh toán tiện lợi. Nhiều phụ nữ đánh giá cao hệ thống camera có thể giám sát các hoạt động ở nhà (con/cháu ăn uống, chuẩn bị đi học, trông nom cha mẹ lớn tuổi), tại điểm kinh doanh, tạo điều kiện phụ nữ gia tăng hoạt động xã hội, họp tổ TK&VV, văn nghệ quần chúng, giao hàng kinh doanh…

Ứng dụng công nghệ số giúp phụ nữ cân bằng phát triển kinh doanh và việc chăm sóc không lương - ảnh 3
Các đại biểu, chuyên gia tham dự toạ đàm nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ: Cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc.

Bà Hà cũng cho rằng, dù vậy, nhóm phụ nữ khu vực miền núi, dân tộc thiểu số, do chí phí tài chính và tập quán địa phương, khiến họ không thể tiếp cận được công nghệ số và một số thiết bị điện tử để giảm bớt việc nhà. Một số dịch vụ giúp việc theo giờ/trên ứng dụng số chưa xuất hiện/phổ biến ở khu vực miền núi, DTTS, nông thôn. Năng lực số khác biệt do tiếp cận, sử dụng các thiết bị số khác nhau (máy tính bảng, PC, laptop, ĐTDĐ…), 1 bộ phận không nhỏ PN cao tuổi còn gặp khó khăn trong thao tác sử dụng CNS (lý do, tuổi cao, sức khỏe, thói quen…). PNKD vẫn đảm nhiệm chính CVCSKL do các quan niệm văn hóa về vai trò giới vẫn tiếp tục chi phối (ở các mức độ khác nhau tùy theo trải nghiệm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống…)…

“Công nghệ số và các thiết bị điện tử gia dụng thông minh góp phần giảm bớt thời gian làm việc nhà, nhưng chưa tác động đáng kể đến sự phân bổ lại vai trò chăm sóc gia đình của phụ nữ kinh doanh, do các quan niệm về vai trò giới, điều kiện tài chính, khác biệt môi trường sống (nông thôn, miền núi, thành thị), năng lực số…; Khác biệt  giữa thành thị & nông thôn, giữa dân tộc thiểu số về tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc, giúp việc dựa trên nền tảng số ở các nhóm PNKD”, bà Hà nói.

Ứng dụng công nghệ số giúp phụ nữ cân bằng phát triển kinh doanh và việc chăm sóc không lương - ảnh 4
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Tại buổi Tọa đàm, các diễn giả cùng thảo luận chủ đề "Nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ: Cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc". Trong đó chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về thúc đẩy sự hài hòa giữa công việc kinh doanh và trách nhiệm gia đình của phụ nữ. Đặc biệt trao đổi về các tác động của kinh tế số, kỹ thuật số đối với việc cân bằng các trách nhiệm chăm sóc để có các giải pháp/khuyến nghị phù hợp, thúc đẩy bình đẳng giới đối với phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội.

PGS. TS Bùi Quang Tuấn - Phó chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Việt Nam bày tỏ: “Làm thế nào để nam giới hiểu hơn về công việc nhà của phụ nữ; cần phải thay đổi nhận thức, định kiến, văn hóa của xã hội. Điều này có thể đòi hỏi một thời gian dài nhưng đây là cuộc tranh đấu “chính nghĩa”, chắc chắn sẽ thành công”.

Để cân bằng công việc và việc nhà, bên cạnh sự chung tay của người đàn ông trong gia đình, PGS.TS Bùi Quang Tuấn nhấn mạnh sự tham gia của phụ nữ vào các nền tảng số, ứng dụng chuyển đổi số và khoa học công nghệ sẽ mang lại hiệu quả cao. Ông cho rằng, phụ nữ tham gia chuyển đổi số sẽ mang lại được nhiều lợi ích như giúp quản trị tốt, tăng hiệu quả và năng suất, giảm chi phí, mở rộng thị trường và kết nối doanh nghiệp.

Việc giao lưu của phụ nữ khó khăn hơn nam giới nhưng khi kết nối trên mạng sẽ thuận tiện hơn. Ngoài ra, có cơ hội kết nối về thị trường, nguồn lực… Robot và AI đang làm thay đổi thế giới, ứng dụng công nghệ này vào cuộc sống cũng góp phần làm giảm thời gian làm việc nhà trong mỗi gia đình.

Tại buổi Tọa đàm này, 30 phụ nữ là chủ doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh và đã hoàn thành chương trình chương trình đào tạo của Dự án "Tăng trưởng doanh nghiệp của tôi" đã được trao giải thưởng hỗ trợ phát triển kinh doanh. Bên cạnh việc hoàn thành chương trình đào tạo các chị đã áp dụng các kiến thức vào chính doanh nghiệp/mô hình kinh doanh của mình một cách hiệu quả, thiết thực và bền vững.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Kỳ 4: Hội Phụ nữ tích cực thúc đẩy bình đẳng giới

Kỳ 4: Hội Phụ nữ tích cực thúc đẩy bình đẳng giới

(PNTĐ) - Là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới, những năm qua, cùng với các cấp Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, thể hiện sự nghiêm túc và trách nhiệm trong thúc đẩy bình đẳng giới; xây dựng môi trường sống an toàn, tạo điều kiện để phụ nữ, trẻ em phát triển toàn diện, phát huy vai trò trong xã hội.
Ra mắt Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ

Ra mắt Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ

(PNTĐ) - Sáng ngày 28/11, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ tổ chức Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi quận gồm 22 nhân sự. Bà Trần Thị Thu Hường được bầu làm Chủ tịch Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ.
Kỳ 3: Tìm cơ hội trong thách thức, đẩy mạnh bình đẳng giới trong chuyển đổi số

Kỳ 3: Tìm cơ hội trong thách thức, đẩy mạnh bình đẳng giới trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Có thể thấy rằng, nhiều yếu tố của an ninh phi truyền thống đang tác động mạnh mẽ, đa chiều đến các cá nhân, đặc biệt là đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ hoàn toàn có thể tìm thấy các cơ hội phát triển và nâng cao quyền năng trong quá trình ứng phó với các thách thức này.