Nhân Tháng hành động vì trẻ em và Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6:

Ưu tiên nguồn lực để trẻ em được chăm sóc tốt nhất

Hồng Nhung (thực hiện)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”, Tháng hành động vì trẻ em năm nay được các cấp, ngành và địa phương triển khai với nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó, huy động tối đa các nguồn lực từ cộng đồng, xã hội bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề của trẻ em, giúp trẻ em phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.

Ưu tiên nguồn lực để trẻ em được chăm sóc tốt nhất - ảnh 1
Trẻ em cần được gia đình, xã hội ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư để phát triển. Ảnh minh họa

Đây cũng là nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô với Phó Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ LĐTBXH) Nguyễn Thị Nga.

Thưa bà, nhân Tháng hành động vì trẻ em năm nay, bà có thể đánh giá những thành tựu nổi bật của công tác trẻ em ở Việt Nam thời gian qua?

Bà Nguyễn Thị Nga: Những năm qua, công tác trẻ em ở Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Nhận thức của cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, các ngành, cha, mẹ, trẻ em và xã hội tăng lên rõ rệt. 

Đặc biệt, năm 2023, công tác phối hợp liên ngành giải quyết các vấn đề về trẻ em như: Giải quyết vấn đề bạo lực, xâm hại trẻ em; giảm thiểu tai nạn, thương tích trẻ em đặc biệt là đuối nước trẻ em; chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; bảo vệ, chăm sóc trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn… được triển khai cụ thể, sâu sát. Năm 2023, đã tổ chức thành công phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I, Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ VII, tạo điều kiện cho trẻ em phát huy năng lực, kỹ năng trình bày ý kiến, quan điểm, nhận thức và tham gia vào quá trình ra quyết định về các vấn đề liên quan đến trẻ em. 

Ủy ban Quốc gia về Trẻ em xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra liên ngành về thực hiện Luật Trẻ em, thực hiện quyền trẻ em tại 6 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Tây Ninh và Long An; đã thực hiện 8.145 cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em (tăng 774 cuộc so với năm 2022); Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành và chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác hậu kiểm, thường xuyên rà quét thông tin trên mạng để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi đăng tải hình ảnh, video có nội dung ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em hoặc xâm hại trẻ em…

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, song công tác trẻ em hiện còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nào, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Nga: Công tác trẻ em vẫn còn một số hạn chế, tồn tại, thách thức. Tình hình bắt cóc, xâm hại trẻ em tiếp tục diễn biến phức tạp. Năm 2023, toàn quốc đã xảy ra một số vụ bắt cóc trẻ em có tính chất manh động, nhằm mục đích tống tiền, có vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng, gây mất an ninh, an toàn.

Tình hình trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật có chiều hướng diễn biến phức tạp với phương thức và thủ đoạn liều lĩnh; hình thành băng nhóm kín thông qua mạng xã hội kêu gọi thành viên để giải quyết các mâu thuẫn hoặc chống trả lực lượng chức năng. Nhiều vụ cháy chung cư và cháy, nổ do tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ̉ em gây tai nạn, thương tích dẫn đến tử vong hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện; vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm cần sự quan tâm của các cấp, các ngành, còn nhiều vụ việc trẻ em bị ngộ độc thực phẩm. 

Một vấn đề nữa là các nền tảng xã hội trực tuyến liên tục được phát triển làm cho việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trở nên khó khăn hơn; chưa có đủ công cụ, biện pháp để xử lý những nội dung độc hại, không phù hợp với trẻ em trên môi trường mạng nhất là đối với những nền tảng nước ngoài...

Mạng lưới thư viện, các thiết chế văn hóa, thể thao chưa đồng đều giữa các vùng miền, chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn, trung tâm huyện lỵ; cơ sở vật chất tại các hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao nhiều địa phương cũ kỹ, xuống cấp, không thu hút được người dân và trẻ em tham gia.

Bà đánh giá như thế nào đối với việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em của thành phố Hà Nội trong thời gian qua?

Bà Nguyễn Thị Nga: Có thể nói, nhiều năm qua, Hà Nội là một trong những điểm sáng về công tác trẻ em. Theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2024, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hà Nội đã có nhiều hoạt động trong chăm lo, bảo vệ trẻ em; ban hành 3 văn bản kết hợp với các sở, ngành trong việc thực hiện chính sách đặc thù cho trẻ em lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố về tăng cường phòng, chống xâm hại/bạo lực trẻ em; đề nghị cung cấp thông tin đơn vị thực hiện hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới… Toàn Thành phố đã có 17.023 lượt trẻ em được tặng quà với tổng giá trị hơn 8,2 tỷ đồng nhân dịp Tết Giáp Thìn năm 2024.

Từ ngày 1/1- 30/4/2024, phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới đã tiếp nhận và giải quyết kịp thời 20 vụ việc, trẻ em trong vụ việc được cơ sở can thiệp, trợ giúp theo quy định; hoàn thành tổng hợp đăng ký xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em của các quận/huyện. Theo đăng ký có 556/579 xã phường, thị trấn đăng ký đạt xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em…

Tháng hành động vì trẻ em năm nay có chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”. Bà có thể nói rõ hơn về chủ đề này?

Bà Nguyễn Thị Nga: Tháng hành động vì trẻ em năm nay có chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em” nhằm kêu gọi sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân, gia đình và toàn xã hội để xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh, thực hiện đầy đủ các quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện. 

Hành động thiết thực là mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi doanh nghiệp hãy có những việc làm cụ thể, thiết thực, dành nguồn lực, sự quan tâm cho chính con em mình nói riêng và cho trẻ em nói chung. Cụ thể, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, bố trí kinh phí dành cho công tác trẻ em, đồng thời vận động, tuyên truyền, chỉ đạo các tổ chức, các cấp đoàn, hội có công trình, phần việc thiết thực vì trẻ em, nhân rộng các phong trào, mô hình, sáng kiến chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Ưu tiên nguồn lực cho trẻ em là ưu tiên nhân lực và kinh phí dành cho công tác trẻ em. Theo đó, cần phải kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về trẻ em theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; nâng cao năng lực, đạo đức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên ở cộng đồng dân cư. Kinh phí cho công tác trẻ em phải bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Nhà nước, phân bổ nguồn lực hợp lý trong thực hiện chính sách đối với trẻ em; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công trình phúc lợi, cung cấp dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em, nhất là địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, biển, đảo…

Trân trọng cảm ơn bà!

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang bắt đầu oi nóng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Để xua tan không khí oi bức, người dân trên địa bàn thôn Lại Đà đã dành những tình cảm trân quý, tận tay pha nước mát, mở quạt dọc tuyến đường vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng nay (25/7), lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Cùng thời gian trên, lễ viếng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...