Vị Công Tôn Nữ cuối cùng của triều Nguyễn qua đời

ANTĐ
Chia sẻ

(PNTĐ) -Bà Tôn Nữ Trí Huệ (mệ Trí Huệ), người cuối cùng giữ nghề may gối trái dựa của triều Nguyễn qua đời ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, lúc 21h35 ngày 24/3 ở tuổi 101.

Bà được biết đến là người hiếm hoi ở cố đô Huế còn biết may gối trái dựa, loại gối từng được các vua chúa, quan lại triều Nguyễn dùng để kê tay khi ngồi thưởng trà, ngâm thơ hay đàm đạo chính sự.

Bà Công Tôn Nữ Trí Huệ (1922-2023) sinh ra và lớn lên trong gia đình hoàng tộc thời nhà Nguyễn, trong đó "Công tôn nữ" là cách gọi cháu nội gái của tước Công. Bà là chắt nội của Vua Minh Mạng, cháu nội của Hoài Đức Quận Công Miên Lâm, người có công phò tá Vua Hàm Nghi và Thành Thái. Gia đình bà Trí Huệ xưa kia nổi tiếng với nghề bốc thuốc cứu người.

Vị Công Tôn Nữ cuối cùng của triều Nguyễn qua đời - ảnh 1
Bà là người nắm giữ bí quyết may gối trái dựa, loại gối từng được các vua chúa, quan lại triều Nguyễn dùng để kê tay khi ngồi thưởng trà, ngâm thơ hay đàm đạo chính sự.

Người nhà của bà Công Tôn Nữ Trí Huệ chia sẻ, lúc còn nhỏ, bà Trí Huệ ở nhà phụ làm thuốc Bắc với cha. Vì là con cháu của hoàng tộc nên khi lớn lên, bà được vào cung học may vá, thêu thùa như các Công tôn nữ khác.

Nối tiếp truyền thống chống Pháp của cha ông, bà Trí Huệ tham gia giúp đỡ cách mạng. Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, bà kết duyên với ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ hiệu thuốc tây Trung Việt (một cơ sở cách mạng tại Huế).

Hai ông bà vừa kinh doanh, vừa bí mật cung cấp thuốc men cho kháng chiến.

Năm 1954 bà Trí Huệ về phục vụ ở phủ Kiên Thái Vương, giúp đỡ Hoàng Thái hậu Từ Cung (mẹ của vua Bảo Đại) việc ăn uống, may vá và được tiếp cận bí quyết may ra những chiếc gối trái dựa (loại gối có nhiều nếp có thể mở ra gấp vào tùy ý thường được vua quan sử dụng). Thời gian này, dựa vào uy thế của Hoàng Thái hậu Từ Cung, bà Trí Huệ che giấu nhiều cán bộ cách mạng nằm vùng.

Năm 1992, gia đình bà Trí Huệ trở lại với công việc ruộng nương, cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên làm thêm nghề may áo dài. Bấy giờ không ai cần gối tựa nữa nên bà chỉ tận dụng những mảnh vải dư để may gối cho đỡ nhớ nghề.

Tâm nguyện của mệ Trí Huệ lúc còn sống là có thể truyền nghề làm gối trái dựa cung đình lại cho những ai muốn học để gìn giữ và phát huy nghề. Học trò đầu tiên của bà là con dâu, chị Lê Thị Liền, tiếp đó là cháu gái.

Linh cữu của bà Trí Huệ sẽ được quàn tại tư gia ở xã Hương Toàn (thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế) và an táng tại nghĩa trang phía Bắc TP Huế.

Theo https://www.anninhthudo.vn/vi-cong-ton-nu-cuoi-cung-cua-trieu-nguyen-qua-doi-post535006.antd

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

(PNTĐ) - Tranh tường bích họa với tên gọi “Tự hào một dải non sông”  Hà Nội - Điện Biên Phủ xưa và nay với diện tích 70m2 do Đoàn phường Nhân Chính phối hợp cùng Hội CCB phường, khu dân cư Đình và Đoàn cơ sở Viện thiết kế - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, Đoàn trường THPT Nhân Chính thực hiện.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Không chỉ là những người trẻ tài năng, xuất sắc trong các lĩnh vực, họ còn là những hạt nhân tiên phong hành động, truyền lửa khát vọng cống hiến, phụng sự đất nước, cộng đồng. Họ là những gương mặt tiêu biểu được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.