Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thiểu số phát triển du lịch cộng đồng, vươn lên thoát nghèo

HOÀNG TÂM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Với Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thời gian qua, bà con đồng bào dân tộc ở làng Kon Pring, thị trấn Măng Đen đã thoát nghèo.

Từ trung tâm TP.Kon Tum di chuyển khoảng 60km, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum hiện ra với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, bầu không khí se se lạnh, rất hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Nhờ làm du lịch cộng đồng, đời sống của bà con đồng bào dân tộc ở làng Kon Pring, thị trấn Măng Đen đã dần ổn định và thoát nghèo.

Việc triển kinh tế từ làm du lịch cộng đồng đối với bà con đồng bào dân tộc thiểu số không còn xa lạ, với tư duy đổi mới vươn lên phát triển kinh tế, bà Y Lim ở làng Kon Pring, Thị trấn Măng Đen đã mạnh dạn đi theo hướng này.

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thiểu số phát triển du lịch cộng đồng, vươn lên thoát nghèo - ảnh 1

Các chị em phụ nữ trong Tổ hợp tác liên kết du lịch cộng đồng tập múa, hát để phục vụ khách du lịch

Thực hiện đề án của huyện Kon Plông về phát triển du lịch cộng đồng làng Kon Pring, chính quyền địa phương đã hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng cho 3 hộ dân để xây dựng nhà sàn truyền thống theo hình thức homestay đón khách lưu trú và trưng bày giới thiệu các sản phẩm văn hóa dân tộc. Gia đình bà Y Lim là một trong 3 hộ dân được sự hỗ trợ của đề án.

Từ nguồn hỗ trợ, bà Y Lim đã sửa sang lại nhà cửa cho phù hợp với mô hình homestay để đón du khách lưu trú tại làng. Mỗi tháng, homestay của bà Y Lim đón từ 8-10 đoàn khách, bao gồm các khách du lịch trong và ngoài nước. Bà đã thành lập Tổ hợp tác liên kết du lịch cộng đồng với 22 thành viên là chị em phụ nữ trong làng. Phương thức làm du lịch của bà Y Lim khá bài bản: mỗi lần có đoàn khách tới,  bà sẽ tập trung các thành viên để phục vụ các nhu cầu của khách, như nhu cầu thưởng thức ẩm thực với rau củ hái trên rừng, nhu cầu hướng dẫn trải nghiệm các điểm danh lam thắng cảnh tại địa phương, nhu cầu thưởng thức giao lưu và tìm hiểu văn hóa dân tộc Xê- đăng như cồng chiêng, múa xoang…

Từ khi có thêm mô hình phục vụ du lịch cồng đồng, bà Y Lim có thu nhập từ 15-20 triệu đồng/tháng và các thành viên phụ nữ dân tộc trong Tổ hợp tác liên kết du lịch cộng đồng cũng có thêm một phần thu nhập ổn định, chưa kể nguồn thu từ các công việc bán sản vật địa phương, phục vụ ẩm thực, hướng dẫn du lịch… 

Hướng đi, cách làm du lịch cộng đồng của bà Y Lim không phải là mới nhưng với những người phụ nữ dân tộc thiểu số thì đây là sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm để khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đó cũng là cách đi đúng hướng, phù hợp với chủ trương đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Kon Plông, góp phần tạo ra động lực để người dân tự giác bảo tồn, gìn giữ và quảng bá những giá trị, sản phẩm văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

(PNTĐ) - Với mong muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ các em nhỏ có bữa ăn đầy đủ và ấm áp hơn, một nhà ăn mới cùng các trang thiết bị cần thiết cho trường học đã được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trao tặng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú - THCS Sủng Máng, huyện Mèo Vạc.
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.