Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Cần quy định cụ thể hơn về chính sách đối với đồng bào dân tộc

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhằm thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng quy định về chính sách đối với đồng bào dân tộc và thu hút phát triển vùng đồng bào dân tộc trong dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi

Cần quy định cụ thể hơn về chính sách đối với đồng bào dân tộc - ảnh 1
Đại biểu Quàng Văn Hương (đoàn tỉnh Sơn La) phát biểu tại buổi thảo luận tổ ngày 10/11/2023

Hiện nay, dân số của thành phố Hà Nội hơn 8,4 triệu dân, có khoảng 108.000 đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung ở 5 huyện (Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức), chiếm 1,3% tổng dân số của Thủ đô.

Đại biểu Quàng Văn Hương cho rằng, quy định về chính sách đối với đồng bào dân tộc và thu hút phát triển vùng đồng bào dân tộc trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) vẫn còn mờ nhạt, cần được rà soát và quy định cụ thể hơn.

Chính sách dân tộc đảm bảo đồng bộ, thiết thực và hiệu quả

Đại biểu HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Dân tộc thành phố cho biết: Đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) sống quần cư  tại 13 xã và 1 thôn ở 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức, dân số trên 55.000 người, chiếm 51% người DTTS trong toàn Thành phố, trong đó: dân tộc Mường chiếm 57,71%, dân tộc Tày 17,81%, dân tộc Thái 6,61%, dân tộc Nùng 5,85%, dân tộc Dao 4,32%; còn lại là các DTTS khác.

Cần quy định cụ thể hơn về chính sách đối với đồng bào dân tộc - ảnh 2
Đại biểu HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội

Trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố thường xuyên quan tâm chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành, địa phương quản lý nhằm triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn Thành phố đảm bảo đồng bộ, thiết thực và hiệu quả.

Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội nêu 10 dự án, riêng dự án 9: “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn” Thành phố Hà Nội không thực hiện vì nội dung này Thành phố không có đối tượng. Thành phố Hà Nội triển khai thực hiện 9 nội dung với tổng mức vốn đầu tư dự kiến là 2.144,523 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 1.647,702 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 496,821 tỷ đồng.

Hà Nội là địa phương tự cân đối ngân sách, do vậy đã chủ động bố trí ngân sách Thành phố để thực hiện. Đến nay, Thành phố đã bố trí 1.172,065 tỷ đồng, trong đó 1.050,23 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho 95 dự án. Đến nay, Hà Nội cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội và Kế hoạch của Thành phố, Hà Nội đang phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Quốc hội và Thành phố vào năm 2025.

Thực hiện công tác giảm nghèo, Thành phố ban hành quy định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố, Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết số 17/2021/NQ-HĐND quy định một số chính sách đặc thù thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững thành phố giai đoạn 2022-2025, kết quả năm 2022, vùng đồng bào DTTS&MN có 286 hộ nghèo, tỷ lệ 0,96%; năm 2023 còn 202 hộ, tỷ lệ 0,72% (trong đó hộ DTTS nghèo là 0,42%).

Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo dân tộc thiểu số theo chuẩn nghèo của thành phố. Hiện nay không còn tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào.

 

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh lồng ghép giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên

(PNTĐ) - Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn cho giáo viên/cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bào DTTS & MN của các tỉnh thuộc địa bàn Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025
Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

Dự án 8 tại tỉnh Thanh Hoá vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I

(PNTĐ) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tích cực lan tỏa nhiều nội dung Dự án 8 đến với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực lan tỏa nhiều nội dung của dự án 8 đến với  phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Đây là dự án do ội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

Tỉnh Ninh Thuận: Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xóa bỏ định kiến giới

(PNTĐ) - Tại Ninh Thuận, Dự án 8  thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Raglai sinh sống.  Sau 3 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, định hướng của Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, Dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em.
Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.